Những lợi ích "khổng lồ" từ điện toán đám mây

09/08/2021, 10:07

Dịch vụ điện toán đám mây sẽ ngày càng phổ biến và đem lại hàng loạt lợi ích cho các doanh nghiệp.

Ảnh: Nukon

Ảnh: Nukon

Theo các chuyên gia dự đoán, trung tâm dữ liệu điện toán đám mây sẽ xử lý lên tới 94% khối lượng công việc vào năm 2021. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp, các nhân hay tổ chức nào cũng hiểu được tầm quan trọng và lợi ích khổng lồ mà công nghệ điện toán đám mây mang lại.

Sự phổ biến cũng như những lợi ích của dịch vụ này trong thế giới công nghiệp và sản xuất đã phát triển theo cấp số nhân trong những năm gần đây, đặc biệt là khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, buộc các doanh nghiệp phải trở nên số hóa hơn. Không còn là các dịch vụ đám mây để tăng khả năng lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp nữa, mà chúng đã chuyển đổi để song hành với máy học, Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và chuyển đổi số.

Amazon Web Services (AWS) có lẽ là một trong những nhà cung cấp dịch vụ đám mây được biết đến rộng rãi nhất. Amazon cung cấp dịch vụ trả phí và quyền truy cập vào một số công cụ, quy trình công nghệ vượt xa mức lưu trữ thông thường của những trung tâm dữ liệu vật lý.

Một số cách sử dụng phổ biến nhất cho điện toán đám mây bao gồm:

- Sao lưu và lưu trữ dữ liệu

- Khôi phục dữ liệu

- E-mail

- Máy tính để bàn ảo

- Phát triển và kiểm tra phần mềm

- Phân tích Big Data

- Các ứng dụng web dành cho khách hàng

Các loại điện toán đám mây

Với ba loại giải pháp điện toán đám mây linh hoạt, khác nhau, bạn có thể đảm bảo dịch vụ phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp.

Phần mềm dạng Dịch vụ - Software as a Service hay còn được viết tắt là SaaS. Đây là một dịch vụ được các nhà cung cấp mang đến cho người dùng đầu cuối sử dụng dựa trên công nghệ đám mây.

Thông thường để sử dụng một sản phẩm hoặc một phần mềm bất kỳ, người dùng cần phải tải nó về máy và cài đặt. Với SaaS, người dùng không cần cài đặt trên máy mà vẫn có thể truy cập và sử dụng phần mềm. SaaS là tầng trên cùng trong mô hình kim tự tháp về 3 loại dịch vụ điện toán đám mây. Đây là tầng hướng tới đại đa số người dùng hiện nay.

Nền tảng dạng Dịch vụ - Platform as a Service (PaaS) là dịch vụ cho phép người dùng sử dụng platform (môi trường phát triển) cho ứng dụng thông qua hệ thống mạng. PaaS cung cấp một bộ phần mềm như phần mềm trung gian kết nối hệ điều hành và ứng dụng cần thiết cho việc phát triển hệ thống, quản lý cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình và hệ điều hành web server... Do đó, các nhà phát triển có thể tập trung vào phát triển phần mềm mà không cần xây dựng platform (nền tảng) của riêng họ.

Cơ sở hạ tầng dạng dịch vụ - Infrastructure as a Service (IaaS) là một dịch vụ cho phép người dùng sử dụng cơ sở hạ tầng CNTT cần thiết cho việc xây dựng hệ thống, chẳng hạn như hệ thống mạng, máy chủ và hệ điều hành... thông qua Internet. Với IaaS, người dùng có thể chọn các thông số kỹ thuật phần cứng và phần mềm cần có, thiết lập hệ điều hành, xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT và phát triển ứng dụng. Không giống như SaaS và PaaS, IaaS có tính linh hoạt cao hơn, cho phép người dùng chọn thông số kỹ thuật phần cứng và hệ điều hành tùy ý.

Điện toán đám mây có thể đem lại những lợi ích nào?

Trung tâm dữ liệu trực tuyến

Với một trung tâm dữ liệu hoàn toàn trực tuyến, các công ty có thể tiết kiệm được một khoản tiền khổng lồ. Chi phí của một máy chủ trung tâm dữ liệu vật lý có thể đắt hơn tới 50 lần so với công nghệ điện toán đám mây. Khi sử dụng điện toán đám mây, nhiều máy ảo sẽ được lưu trữ bởi một máy chủ thay vì phải sử dụng một máy chủ cho mỗi ứng dụng như trước đây.

Thu thập dữ liệu từ Data Lake (Hồ dữ liệu)

Data Lake dựa trên đám mây là nơi lưu trữ dữ liệu từ các cảm biến, máy chủ và ứng dụng khác nhau, giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng lưu trữ và truy cập, phân tích. Các thông tin, dữ liệu khác nhau này sẽ được tích hợp vào một nền tảng duy nhất, cho phép các kỹ sư và chuyên gia CNTT tìm kiếm thông tin chi tiết để cải thiện kết quả sản xuất, kinh doanh phản ánh toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

Các Data Lake thường lưu trữ các dữ liệu thô, vì vậy cần phải có các cơ chế xác định để lập danh mục và bảo mật dữ liệu này nhằm thu được nhiều giá trị nhất.

Trả lời các câu hỏi đã biết

Các nhà khoa học dữ liệu, kỹ sư quy trình và nhà phân tích kinh doanh của các doanh nghiệp đều cần quyền truy cập vào dữ liệu trên đám mây để phân tích thông tin chi tiết. Các nguồn dữ liệu dựa trên đám mây có thể giúp dữ liệu kinh doanh dễ tiếp cận, phân tích và phân phối cho các bên liên quan chỉ thông qua một đường link.

Mặc dù sở hữu khả năng chia sẻ linh hoạt cùng nhiều tính năng khác, nhưng bảo mật thường luôn là một điểm yếu của công nghệ điện toán đám mây. Nếu thiết lập bảo mật đúng cách, các hệ thống đám mây có thể an toàn như các hệ thống nội bộ thông thường. Các cấp độ truy cập và chính sách bảo mật khác nhau có thể được áp dụng để hạn chế quyền truy cập, tránh rủi ro bị tấn công, đánh cắp dữ liệu.

Phân tích cơ hội

Phân tích, dự đoán là rất quan trọng, giúp các doanh nghiệp có thể lường trước một phần những diễn biến trong tương lai. Phân tích, dự đoán kết hợp điện toán đám mây và máy học có thể đưa ra dự đoán chính xác về tình trạng tương lai của các hoạt động sản xuất.

Hãy bắt đầu ngay bây giờ

Megan Buntain, Giám đốc phụ trách mảng Đối tác đám mây tại công ty phân tích Seeq cho biết, các công ty ngày càng sử dụng nhiều dịch vụ đám mây vì ba lý do: Họ muốn hiệu quả chuỗi giá trị, hiệu suất hoạt động lớn mở rộng ra toàn cầu và họ muốn cung cấp dữ liệu đó cho khả năng máy học của doanh nghiệp.

Mặc dù vậy công nghệ điện toán đám mây vẫn chưa được áp dụng rộng rãi, vì vậy bây giờ là thời điểm thích hợp để các tổ chức, doanh nghiệp bắt đầu tận dụng những lợi ích "khổng lồ" này.

Theo Nukon


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO