Châu Âu đã vượt qua Đông Á để trở thành nền kinh tế tiền điện tử lớn nhất thế giới
Cụ thể, theo công ty dữ liệu Blockchain Chainalysis, các quốc gia ở Trung, Bắc và Tây Âu (CNWE ) chiếm 25% tổng hoạt động tiền điện tử toàn cầu. Cụ thể, nước Anh có khối lượng giao dịch tiền điện tử lớn nhất trong khu vực CNWE, chiếm khoảng 145 tỷ Euro. Tiếp theo trong danh sách này là các nước Pháp, Đức, Hà Lan và Tây Ban Nha.
Theo các chuyên gia của Chainalysis, sự tăng trưởng của châu Âu phần lớn được thúc đẩy bởi hoạt động của các nhà đầu tư tổ chức lớn đang nhanh chóng chuyển một lượng lớn tiền điện tử về khu vực này. Báo cáo cũng tiết lộ rằng, "khối lượng giao dịch đã tăng đáng kể trên hầu như tất cả các loại tiền điện tử và các loại dịch vụ, nhưng đặc biệt là trên các giao thức DeFi".
"Nền kinh tế tiền điện tử của CNWE bắt đầu phát triển nhanh hơn vào tháng 7/2020. Tại thời điểm này, có sự gia tăng đáng kể trong các giao dịch quy mô tổ chức lớn (các khoản tiền điện tử trị giá trên 10 triệu đô la, tương đương 8,5 triệu Euro trở lên)", Chainalysis cho biết. Cũng vào tháng 7/2020, tổng cộng các khoản chuyển nhượng tiền điện tử của các tổ chức lớn đạt khoảng 1,2 tỷ Euro. Đến tháng 6/2021, con số đó đã tăng lên 39,6 tỷ Euro.
Một thực trạng khác cho thấy, trong khi khối lượng giao dịch tiền điện tử ở châu Âu bắt đầu tăng vào giữa năm 2020 thì cùng lúc đó, lượng giao dịch ở Đông Á - nơi vốn từng được xem là "thủ phủ" của tiền điện tử thế giới đã giảm mạnh. Trước đó, Trung Quốc từng được xem là "mảnh đất màu mỡ" để đào tiền điện tử.
Bởi vào năm 2019, Trung Quốc từng là nơi chiếm đến 75% mức tiêu thụ năng lượng đào Bitcoin trên toàn thế giới. Con số sau đó đã giảm xuống 46% vào đầu năm 2021 và có khả năng sẽ giảm mạnh hơn nữa, khi các lệnh cấm siết chặt tiền điện tử được công bố dồn dập gần đây.
Cuộc thăm dò mới trên toàn châu Âu cho thấy xu hướng ưa thích của công dân đối với tiền điện tử
Trong một cuộc thăm dò mới từ các nhà thăm dò toàn cầu của Redfield & Wilton Strategies với 31.500 người ở 12 quốc gia EU. Kết quả cho thấy mối quan tâm đáng kể đối với tiền điện tử, với khoảng 1/10 tổng số người được hỏi đã sử dụng tiền tệ kỹ thuật số để thanh toán hàng hóa hoặc dịch vụ. Cuộc khảo sát nảy cũng được đánh giá là cuộc khảo sát lớn nhất từng được thực hiện về xu hướng ưa chuộng, quan tâm tiền điện tử ở Châu Âu. Xu hướng này tập trung phần lớn ở các quốc gia như Estonia, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ý, Latvia, Litva, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Có 76% người Hà Lan được hỏi cho biết, họ nghĩ rằng chính phủ của họ đã có chiến lược, chính sách phù hợp hơn để điều tiết lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Tỷ lệ phần trăm cao này cũng cao tương tự - 70 phần trăm ở Estonia, 68 phần trăm ở Ý và 67 phần trăm ở Hy Lạp. Các con số này phản ánh sức mạnh của sự ủng hộ của các công dân EU đối với việc điều tiết thị trường tiền điện tử ở các nước thuộc Châu Âu.
Tiền điện tử sẽ có được khuôn khổ pháp lý toàn Châu Âu để sớm tự do phát triển
Vào cuối năm nay, Ủy ban Châu Âu sẽ hoàn thành công việc của mình về hạng mục pháp lý tài chính kỹ thuật số, và sẽ các quy định rõ ràng cho hạng mục tiền điện tử chung trên khắp khu vực châu Âu.
"Thiếu sự chắc chắn về mặt pháp lý thường được coi là rào cản chính để phát triển một thị trường tài sản tiền điện tử lành mạnh ở EU. Đây là cơ hội tốt để châu Âu củng cố vị thế quốc tế và trở thành lục địa thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu, với các công ty châu Âu dẫn đầu về công nghệ mới cho tài chính kỹ thuật số", Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban Châu Âu Valdis Dombrovskis cho biết trong một bài phát biểu.
Trong năm qua, Ủy ban Châu Âu đã tổ chức một cuộc tham vấn từ các chuyên gia tiền điện tử trên khắp châu Âu để đưa ra các khuyến nghị, chiến lược, chính sách đề xuất, với các ưu tiên được xác định rõ ràng:
-Định nghĩa cho tất cả các loại tiền điện tử, bao gồm cả đồng stablecoin.
-Thực hiện Những thay đổi đối với Thị trường tài chính Kỹ thuật số trong Chỉ thị II về Công cụ Tài chính (Chỉ thị 'MiFID II' 2014/65 / EU) để bảo vệ vả phát hành tự do dòng tiền điện tử.
-Xây dựng một chế độ bảo mật tiền điện tử dựa trên blockchain.
Bruno Schneider- Chủ tịch Liên đoàn Blocktech châu Âu có trụ sở tại Brussels nhận xét: "Chúng tôi kỳ vọng các luật này sẽ có giá trị lịch sử đối với châu Âu. Những luật này sẽ hỗ trợ tài chính kỹ thuật số trên toàn EU trong nhiều năm tới; Việc xác định tài sản tiền điện tử là 'công cụ tài chính' là rất quan trọng, vì nó đặt tài sản tiền điện tử trong bộ công cụ pháp lý quốc gia, và châu Âu rộng lớn để điều chỉnh thị trường tài chính EU".