Nộp 226 tỷ đồng thuế thu nhập khi kiếm tiền từ Facebook, YouTube, Google
Tại Hà Nội, chỉ trong quý III/2021 số tiền thu từ cá nhân tự kê khai, số thuế truy thu, tiền phạt qua thanh tra kiểm tra đối với cá nhân cung cấp dịch vụ xuyên biên giới (tiếp thị, quảng cáo trực tuyến, sản xuất nội dung số, ứng dụng công nghệ thông tin…) tại các trang mạng xã hội nước ngoài như Google, Facebook, Youtube, Apple... tăng 59 tỷ đồng, nâng tổng số thu này tại Hà Nội lên 226 tỷ đồng kể từ đầu năm 2021 tới nay.
Năm 2020, trường hợp 2 cá nhân tại Hà Nội có thu nhập 590 tỷ, nộp thuế 41,5 tỷ từ viết phần mềm cho các mạng xã hội đã thu hút sự chú ý.
Đó là một nữ giới, 28 tuổi, có hộ khẩu tại quận Cầu Giấy. Người này đã sáng tạo ra nhiều phần mềm được tải từ ứng dụng Google Play và App Store. Tổng thu nhập năm 2020 của cá nhân này lên tới 330 tỷ đồng và đã nộp thuế 23,4 tỷ đồng.
Một cá nhân khác cũng có địa chỉ tại quận Cầu Giấy cũng viết ra nhiều phần mềm được các ứng dụng trên thế giới sử dụng. Tổng thu nhập của cá nhân này năm 2020 là 260 tỷ đồng. Người này đã nộp thuế 18,1 tỷ đồng.
Số thuế của hai cá nhân trên đã giúp số thu thuế từ thương mại điện tử tại Hà Nội năm 2020 đạt 123 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với 2019.
Có thu nhập từ Facebook, Youtube, Google tại Việt Nam phải nộp thuế như thế nào?
Nghĩa vụ kê khai thuế
Theo khoản c Khoản 5 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý thuế thì: Đối với các cá nhân ký hợp đồng với những công ty đối tác của Facebook, Google, Facebook… tại Việt Nam sẽ không tự kê khai thuế như trước đây mà tổ chức sẽ kê khai và nộp thay.
Đối với cá nhân trong nước nhận tiền trực tiếp từ Facebook,Youtube, Google .. thì cá nhân có nghĩa vụ tự khai thuế.
Đối với doanh nghiệp có doanh thu từ Facebook,Youtube, Google ... thì khai thuế theo quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế suất thuế thu nhập từ Facebook,Youtube, Google:
Đối với doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp nhận được doanh thu từ các nền tảng thì phải kê khai và đóng thuế TNDN và thuế GTGT với mức thuế TNDN là 20% (Tổng doanh thu- chi phí) và 10% thuế GTGT theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 và Điều 8 Luật thuế GTGT 2008.
Đối với cá nhân có thu nhập từ Facebook,Youtube, Google: Theo quy định tại Điều 1 và phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính:
Các cá nhân có thu nhập từ Google, Facebook, Youtube… dưới 100 triệu/năm thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT.
Các cá nhân có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm thì phải nộp thuế với mức thuế suất 5% thuế GTGT/doanh thu tính thuế và 2% thuế thu nhập cá nhân/Doanh thu tính thuế.
Trong đó doanh thu tính thuế là số tiền nhận trực tiếp từ Youtube hoặc số tiền nhận từ đối tác là các mạng đa kênh (đối tác của Youtube tại Việt Nam) mà không được trừ chi phí trước khi tính thuế do không phải là doanh nghiệp.
Chậm nộp, trốn thuế khi có thu nhập từ Facebook, Youtube, Google bị xử lý ra sao?
Chậm đóng thuế:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 130/2016/TT-BTC, việc chậm đóng thuế sẽ được xử lý như sau:
Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/7/2016 thì tiền chậm nộp được tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016 vẫn chưa nộp thì tính như sau:
Trước ngày 01/01/2015 tính phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo quy định tại Luật quản lý thuế 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế 2012, (số ngày chậm nộp < 90="" ngày="" là="" 0.05%,="" từ="" ngày="" 91="" trở="" đi="" là="">
Từ ngày 01/01/2015 tính tiền chậm nộp theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 2014, (0,05%/ngày.)
Từ ngày 01/7/2016 tính tiền chậm nộp theo mức 0,03%/ngày.
Cách tính tiền chậm nộp:
Trước ngày 1/1/2015 mức phạt chậm nộp tiền thuế như sau:
Nếu số ngày chậm nộp < 90="" ngày:="" số="" tiền="" phạt="Số" tiền="" thuế="" chậm="" nộp="" x="" 0.05%="" x="" số="" ngày="" chậm="">
Nếu số ngày chậm nộp > 90 ngày: Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp X 0.07% X (Tổng số ngày chậm nộp – 90)
Từ ngày 1/1/2015 mức phạt chậm nộp tiền thuế như sau:
Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp X 0.05% X Số ngày chậm nộp
Từ ngày 1/7/2016 mức phạt chậm nộp tiền thuế như sau:
Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp X 0.03% X Số ngày chậm nộp
Trốn thuế:
Trách nhiệm hành chính khi trốn thuế:
Theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn, cụ thể tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 và Điểm d Khoản 1 Điều 138 Luật quản lý thuế 2019 thì số tiền phạt với hành vi trốn thuế là từ 1 – 3 lần số tiền thuế trốn đóng. Cụ thể mức phạt được quy định tại Điều 17 của Nghị định. Ngoài ra người trốn thuế buộc phải đóng đủ số tiền thuế theo quy định.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì với hành vi cố tình khai sai thu nhập với mục đích số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định. Và buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước
Trách nhiệm hình sự khi trốn thuế:
Theo quy định tại Điều 200 của BLHS 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017. Hành vi trốn thuế được chia thành 02 trường hợp:
Với số tiền trốn thuế từ 100 - dưới 300 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 100 – 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Nếu số tiền trốn thuế dưới 100 triệu đồng, nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về các tội được quy định tại các điều 88, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311, chưa được xóa án tích thì cũng bị phạt tù tiền từ 100 – 500 triệu hoặc từ 03 tháng đến 1 năm.
Tùy vào mức độ vi phạm để xác định định khung tăng nặng, người thực hiện hành vi trốn thuế có thể nhận án phạt lên đến 07 năm tù.