Chile ngăn chặn lây lan COVID-19 trong nhà bằng công nghệ không ngờ

25/06/2021, 11:37

Các nhà nghiên cứu Chile dùng mô hình dò carbon dioxide (CO2) để cảnh báo nguy cơ mắc COVID-19 trong không gian kín.

Reuters đưa tin, theo nguyên mẫu mô hình đo lường ô nhiễm không khí, trong một căn phòng có người nhiễm bệnh sẽ có chứa virus SARS-CoV-2 trong các luồng khí CO2 mà người đó thở ra.

Thiết bị dò được Trung tâm Mô hình Toán học của Đại học Chile và Trung tâm Vật lý Thiên văn và Công nghệ liên kết phát triển, dựa trên mô hình dò CO2 này. Thiết bị hiện trong quá trình thử nghiệm tại các khuôn viên trường đại học ở Chile.

Thiết bị dò sẽ tải dữ liệu lên bộ nhớ điện toán đám mây và đưa ra cảnh báo bằng âm thanh nếu nhận thấy có nguy cơ lây truyền COVID-19.

Ricardo Finger - kỹ sư điện tại Đại học Chile - cho biết: “Khi bạn đang ở một nơi không có quá trình đốt cháy, nguồn CO2 duy nhất chính là con người. Nếu bạn đo lượng CO2 trong không khí, bạn có thể ước tính lượng không khí mà một người đang hít thở từ lượng khí thở ra của người khác''.

Nồng độ CO2, cũng như mức nhiệt độ và độ ẩm, được truyền bằng tín hiệu vô tuyến đến một bảng điều khiển. Bảng điều khiển này đồng thời giám sát hàng chục cảm biến cùng một lúc.

Nhận xét về nghiên cứu mới sử dụng công nghệ đo CO2 để ngăn chặn lây truyền COVID-19, Ricardo Finger nói: "Cảm biến CO2 đã xuất hiện từ lâu, nhưng điểm khác biệt là trước đây chúng không được dùng để đối phó với sự lây lan của virus SARS-CoV-2".

Theo lý giải của ông Finger, trọng tâm chủ yếu vẫn tập trung vào các bề mặt, tiếp xúc, rửa tay, từ đó loại trừ khả năng lây lan có thể xảy ra qua đường không khí.

Trong bối cảnh Chile sắp bước vào mùa đông ở Nam bán cầu, các cơ quan y tế đang chạy đua với việc tiêm phòng vaccine COVID-19 để tránh tình trạng COVID-19 gia tăng đột biến do người dân dành nhiều thời gian trong nhà, nơi có không gian kín.


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO