Bình Phước: Tiếp tục đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19

17/12/2021, 09:32

(CTTĐTBP) - Ngày 15/12, UBND tỉnh Bình Phướng đã có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và đề nghị các hội, hiệp hội doanh nghiệp triển khai thực hiện một số nội dung, giải pháp để tiếp tục đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19.

z3026204660389 0a540a732d88c3d236157e0f3982fad1
Theo đó, UBND tỉnh đề nghị quán triệt tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19. Tiếp tục đồng hành và tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động. Triển khai thực hiện đồng bộ mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. 

Để thực hiện mục tiêu vừa chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục và phát triển kinh tế cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, cùng sự nỗ lực đồng lòng, quyết tâm khắc phục khó khăn, giữ vững niềm tin. Lấy khó khăn, thách thức làm động lực vươn lên, không vì khó khăn mà bi quan, hoang mang, lo sợ; tình hình càng khó khăn, phức tạp càng phải đoàn kết, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể. Tiếp tục thực hiện các giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Bình Phước luôn đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động. 

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện tốt việc đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ theo Nghị quyết 105 ngày 9/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 và các chính sách, giải pháp về phòng chống dịch COVID-19. Tạo điều kiện tối đa cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm nguyên tắc “lợi ích hài hòa - rủi ro chia sẻ” để phát huy đồng bộ nguồn lực của nhà nước và doanh nghiệp.

Tiếp tục rà soát các vướng mắc, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để kịp thời tháo gỡ trên nguyên tắc “vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó giải quyết”, mọi chính sách đều phải hướng đến người dân và doanh nghiệp, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Kịp thời đề xuất phương án tháo gỡ, xử lý đối với trường hợp vượt thẩm quyền; rà soát, cắt bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết nhằm giảm chi phí, thủ tục cho doanh nghiệp; khơi thông mọi nguồn lực cho đầu tư, kinh doanh. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch COVID-19 đi đôi với thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với công tác kiểm tra, giám sát và quản lý nhà nước chặt chẽ, hiệu quả.

UBND tỉnh đề nghị Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hội Doanh nghiệp trẻ, Hội Nữ doanh nhân và Hội Điều Bình Phước chủ động nghiên cứu, đánh giá thách thức và thời cơ của ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, kịp thời chia sẻ, hướng dẫn, hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp hội viên và ngành hàng. Tăng cường tính liên kết giữa các doanh nghiệp, hội viên hợp tác cùng phát triển. Chủ động đề xuất với UBND tỉnh các giải pháp, sáng kiến để phát triển doanh nghiệp, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

UBND tỉnh đề nghị cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh tiếp tục nêu cao tinh thần dân tộc, đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, tự lực, tự cường, phát huy hơn nữa tính chủ động, tự chủ và nâng cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức; hỗ trợ lẫn nhau, tương thân tương ái, hợp tác chia sẻ. Chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số; nâng cao năng lực, sức cạnh tranh; quan tâm đến việc “giữ chân” người lao động, chuyển đổi lao động, tái cấu trúc lao động. Đầu tư hơn nữa cho công nghệ, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ để biến thách thức thành cơ hội; tạo chuẩn giá trị mới, quan tâm hơn đến phục vụ người dân và nhu cầu trong nước nói chung và của tỉnh nói riêng; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm./.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO