Hà Nội dẫn đầu về tỷ lệ dùng các nền tảng số của chương trình SMEdx

24/11/2022, 09:22

Hiện nay, vẫn đang có chênh lệch lớn giữa các tỉnh, thành phố về tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng các nền tảng số của chương trình SMEdx.

Được thành lập vào năm 2014, Công ty cổ phần Đại Thành Vinh là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhựa. Có quy mô nhân sự hơn 100 người, doanh nghiệp này hiện có doanh thu hàng năm đạt tới 200 - 300 tỷ đồng.

Gần đây, Đại Thành Vinh đã có những bước chuyển dịch trong chiến lược bán hàng khi đưa hình thức kinh doanh mạng lưới vào hoạt động. Khi đó, việc sử dụng một nền tảng bán hàng có thể liên thông chặt chẽ với nền tảng kế toán trở nên cấp thiết. Thời gian qua, để chuyển đổi trong quản lý và vận hành, Đại Thành Vinh đã sử dụng các hệ thống hỗ trợ quản lý bán hàng và kế toán của MISA AMIS – một trong những nền tảng số được Bộ TT&TT chọn tham gia Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (SMEdx). 

Nhờ đó, việc triển khai kinh doanh mạng lưới và quy trình bán hàng - kế toán tại Đại Thành Vinh đã trở nên thông suốt và nhanh chóng. Các cán bộ quản lý khi dùng nền tảng số này có thể theo dõi, làm việc trực tuyến mọi lúc, mọi nơi.

Nền tảng số là một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh. (Ảnh minh họa)

Đại Thành Vinh chỉ là 1 trong rất nhiều doanh nghiệp đã có những bước chuyển đổi hiệu quả nhờ sử dụng các nền tảng số của chương trình SMEdx. Được khởi động từ tháng 12/2020, chương trình SMEdx của Bộ TT&TT giúp doanh nghiệp lựa chọn các nền tảng số xuất sắc để tiếp cận và sử dụng.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp SME chuyển đổi số hiệu quả, Chương trình SMEdx cam kết cung cấp từ 3 - 6 tháng miễn phí cho các doanh nghiệp có quy mô dưới 50 người. Các doanh nghiệp SME sử dụng nền tảng số, không cần đầu tư vận hành mà chỉ cần trả tiền theo "thuê bao" hàng tháng vừa đơn giản, vừa bảo đảm an toàn thông tin.

Theo đánh giá của Bộ TT&TT, trải qua giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được rằng chuyển đổi số là xu hướng không thể đảo ngược để doanh nghiệp thích ứng và vượt qua khó khăn của đại dịch. 

Cũng vì thế, số lượng doanh nghiệp SME tiếp cận và sử dụng các nền tảng của Chương trình SMEdx trong thời gian qua đã cung cấp tăng dần theo từng tháng. Tính đến giữa tháng 10/2022, chương trình SMEdx đã tiếp cận được đến gần 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 62% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 20%/tháng.

Đặc biệt, nhờ đa dạng hình thức tiếp cận, kết quả đã có hơn 63.525 doanh nghiệp SME lựa chọn sử dụng các nền tảng số trong chương trình SMEdx, chiếm khoảng 13% tổng số lượng doanh nghiệp SME tiếp cận chương trình, tăng trung bình 15% hàng tháng. 

Theo thống kê, trong 9 nhóm nền tảng xuất sắc của Chương trình SMEdx, tỷ lệ doanh nghiệp SME chọn sử dụng nhóm nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp cao hơn cả, đạt gần 40%. Tiếp đó là các nhóm nền tảng nhân sự, tổ chức (17%);  nền tảng du lịch, khách sạn (16%); nền tảng hạ tầng công nghệ (14%), nền tảng kế toán tài chính (10%); nền tảng quảng cáo, tiếp thị, chăm sóc khách...

Tuy nhiên, thống kê của Bộ TT&TT cũng cho thấy, tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng các nền tảng số Make in Vietnam xuất sắc của Chương trình SMEdx có sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh, thành phố. Tính đến cuối tháng 9, một số địa phương đứng đầu về tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng nền tảng số cao là Hà Nội (34%), TP.HCM (32,7%), Đà Nẵng (11,5%).  Một số địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp tham gia thấp như Điện Biên, Hòa Bình, Tây Ninh, Hậu Giang. 

Nhấn mạnh nền tảng số là một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh, Bộ TT&TT đề nghị thời gian tới các địa phương có chính sách, bố trí nguồn lực để hỗ trợ cho doanh nghiệp SME trong địa phương tham gia Chương trình SMEdx.

Nổi bật Sống xanh
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO