Đông Nam Á sở hữu nhiều kỳ lân hơn các nền kinh tế internet phát triển

16/10/2021, 10:50

Cuộc đàn áp công nghệ lớn của Trung Quốc có thể củng cố sự quan tâm của các nhà đầu tư toàn cầu đối với khu vực.

- Cuộc đàn áp công nghệ lớn của Trung Quốc có thể củng cố sự quan tâm của các nhà đầu tư toàn cầu đối với khu vực.

Ảnh minh họa. (Ảnh: Ken Kobayashi) 

Đông Nam Á dường như đang thiết lập khu vực như một hệ sinh thái chính cho công cuộc phát triển khởi nghiệp, song hành với các nước như Ấn Độ khi Trung Quốc mất đi một số điểm đến đầu tư sau các cuộc đàn áp khắc nghiệt đối với các gã khổng lồ internet.

Theo số liệu do DealStreetAsia tổng hợp, tính đến ngày 12 tháng 10 năm nay, có tới 15 công ty khởi nghiệp trong khu vực thành công gọi vốn với mức định giá từ 1 tỷ đô la trở lên, đạt được danh hiệu "kỳ lân". Trước đó, đến năm 2020, khu vực này chỉ sản xuất được 19 kỳ lân do VC hậu thuẫn kể từ trường hợp của Lazada gia nhập câu lạc bộ định giá tỷ đô năm 2013. Năm nay, số lượng kỳ lân khởi sắc đáng kinh ngạc. Giờ đây, tổng số kỳ lân do VC hậu thuẫn trong khu vực đã lên tới con số 27, đuổi theo Ấn Độ, quốc gia có thêm 30 kỳ lân chỉ trong 1 năm.

Theo DealStreetAsia, số tiền mà các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á huy động được trong 9 tháng đầu năm 2021 từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư khác đạt tổng cộng 17,2 tỷ đô la, tăng hơn gấp đôi tổng số 8,5 tỷ đô trong 12 tháng của năm ngoái. Trong khi đó, các công ty khởi nghiệp của Ấn Độ đã thu hút khoảng 24 tỷ đô la đầu tư vào VC trong cùng thời kỳ, gần gấp đôi con số 12,4 tỷ đô la cho cả năm 2020, theo PitchBook Data. Hai con số đều cao kỷ lục.

Akshay Bhushan, đối tác có trụ sở tại Bangalore tại Lightspeed Venture Partners, chỉ ra sự gia tăng nhanh chóng các công ty khởi nghiệp phục vụ nhu cầu mới nổi về số hóa, cấp vốn, v.v. Bhushan nói: "Tôi đã chứng kiến ​​quá trình các doanh nghiệp nhỏ ở Ấn Độ số hóa và sau đó là Đông Nam Á, hiện bây giờ hai khu vực đang phát triển song song". Trên thực tế, 6 trong số 15 kỳ lân mới ở Đông Nam Á là các công ty B2B chẳng hạn như nhà cung cấp dịch vụ hậu cần thương mại điện tử và dịch vụ cổng thanh toán di động cho các nhà bán lẻ. Sự gia tăng số lượng kỳ lân cũng cho thấy tăng cường định giá của các công ty nói chung.

Một yếu tốc khác là đàn áp của Trung Quốc đối với các công ty công nghệ lớn khiến nhà đầu tư toàn cầu tạm dừng và xem xét đánh giá rủi ro đầu tư vào các công ty tại đây. Ngoài ra, căng thẳng địa chính trị giữa Trung Quốc và Ấn Độ khiến nhiều công ty công nghệ và VC trong nước chuyển sự chú ý từ các công ty khởi nghiệp Ấn Độ sang các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á. Bhusan chỉ ra: "Ngoài những yếu tố chính trị đó, bản thân Đông Nam Á đang đến thời kỳ quan trọng" và phân tích ảnh hưởng trực tiếp từ những câu chuyện thành công của kỳ lân đối với các startup mới. Theo ông, "các tài năng trẻ ngày nay đã chứng kiến những thành công của Sea và Grab. Các nhà đầu tư khu vực và toàn cầu dựa trên tiền lệ và tài trợ cho người chơi mới". Có vẻ như sẽ có nhiều "kỳ lân tiếp theo" được sản xuất ở Đông Nam Á.

Nổi bật Sống xanh
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO