Ông Nguyễn Ngọc Dũng cho rằng, phát triển TMĐT là một xu thế tất yếu trong hoạt động thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu. Từ năm 2014 đến 2020 tốc độ tăng trưởng TMĐT xuyên biên giới toàn cầu tăng 17-41% với giá trị 1.250 tỷ USD, trong khi các dự đoán trước đây chỉ dừng ở con số thấp hơn nhiều. Điều đó cho thấy, hành vi mua sắm từ trực tiếp chuyển sang trực tuyến đã tăng mạnhở nhiều thị trường trên thế giới, đặc biệt là từ khi xảy ra dịch COVID - 19.
Tại Mỹ, có đến 68% người mua sắm trực tuyến thuộc nhóm trung bình và cao. Còn tại Việt Nam mua sắm trực tuyến phần lớn là người có thu nhập trung bình. Nhưng gần đây, số lượng người mua hàng giá trị cao trên TMĐT cũng ngày càng nhiều như xe máy, xe hơi, sản phẩm nghe nhìn… Điều này cũng từng bước tạo niềm tin mua sắm TMĐT đối với NTD.
Theo đại diện Công ty CP Tiki, trong đợt dịch COVID - 19 vừa qua, doanh số Tiki đã tăng mạnh, trong đó có phần đóng góp rất lớn của một lĩnh vực mới toanh đó là hàng tươi sống. Lúc đầu, Tiki kết hợp với các siêu thị, DN… để giao hàng, nhưng sau đó thấy nhu cầu đặt hàng cuả NTD quá lớn nên Tiki đã chủ động nhập các mặt hàng rau củ, trái cây, hải sản… về để bán. Với xu thế phát triển của TMĐT, ông Trần Ngọc Thái Sơn, Tổng Giám đốc công ty CPTiki cho rằng, nhiệm vụ cuả DN là phục vụ khách hàng,vậy DN có 2 sự lựa chọn: “Khách hàng tới tôi” hoặc “Khách hàng ở đâu tôi tới”.
Tuy nhiên, với xu hướng TMĐT phát triển như hiện nay thì DN phải quan tâm khách hàng hơn, đó không phải là sự lựa chọn mà là hiển nhiên. Bởi, bán hàng online có nhiều lựa chọn cho DN như: bán trên facebook , tiktok, Zalo, website… và việc thanh toán, giao hàng ngày càng tốt hơn và đặc biệt là chi phíthấp. Chẳng hạn, trung bình 1 DN đưa hàng vô siêu thị chi phí 30-50%, chi phí thuê mặt bằng 15-20%, trong khi chi phí cho sàn TMĐT (bao gồm giao) hàng dưới 15%, có nhiều sàn TMĐT 5%, 2%, 1% thậm chí 0% nhưng tính chi phí bắt buộc như chi phí thanh toán thẻ tín dụng 2%. Bán hàng trên sàn TMĐT cũng hiệu quả hơn nhiều và cũng tiếp cận với khách hàng nhiều hơn.
Nói về TMĐT xuyên biên giới thì phải nói đến 2 người “khổng lồ” là Amazon (Trung tâm bán lẻ TMĐT lớn nhất thế giới) và Alibaba (Trung tâm bán sỉ TMĐT lớn nhất thế giới). Tại Việt Nam, Amazon đã xây dựng đội ngũ để hỗ trợ DN Việt Nam bán hàng sangcác thị trường thế giới. DN Việt Nam chỉ đưa hàng đến kho Amazon, mở tài khoản trên Amazon. Những vấn đề còn lại là nhân viên Amazon thực hiện, bán hàng và thu tiền cho DN.
“Hiện, các sản phẩm ưa chuộng và bán chạy nhất của DN Việt Nam trên Amazon là: Mây, tre, chiếu cói, lục bình,đồ dùng nhà bếp… Các sản phẩm khi đưa lên Amazone sẽ có các tiêu chuẩn khắc khe về sản xuất, chất lượng, hình ảnh sản phẩm… Tôi nghĩ DN bán lẻ trên Amazon được thị trường Mỹ chấp nhận thì tên tuổi và hình ảnh của DN sẽ được thị trường toàn cầu chấp nhận”, ông Nguyễn Ngọc Dũng nói.
Hiện, TMĐT chủ yếu phát triển ở 2 thành phố lớn là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, chiếm đến hơn 70%. Trong khi đó, VECOM đưa ra mục tiêu là hỗ trợ phát triển TMĐT bền vững đến 2025, cán cân TMĐT ở hai TP lớn chiếm 50% còn lại 50% là các tỉnh, thành còn lại. Bởi, hàng hóa xuất khẩu thì vai trò của người sản xuất, phân phối, cung cấp tại địa phương rất quan trọng. Hàng xuất khẩu phải được chuẩn bị từ khâu nguyên liệu, khâu sản xuất, đến đóng gói bao bì, vận chuyển đến Trung tâm TP rồi lên tàu, máy bay,sang các nước. Nếu không có sự phát triển bền vững đó thì chúng ta sẽ không cân bằng mục tiêu phát triển TMĐT.
Theo Vecom, trong năm 2019, 2020 mỗi năm đơn vị đi 25-30 tỉnh thành để hỗ trợ, tập huấn làm các chương trình.Đến nay, Vecom đã thành công chương trình đưa làng dừa Bến Tre lên online phối hợp với sàn TMĐT Lazada; Đưa sen hồng của Đồng Tháp lên sàn TMĐT Tiki, Vecom phối hợp với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đưa sàn TMĐT hỗ trợ về du lịch online…Để có hàng hóa tốt xuất khẩu, vừa quaVecom đã ký hợp tác chiến lược với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đào tạo, nâng cao vai trò của chủ DN là thanh niên ứng dụng TMĐT với mong muốn từ 500.000 đến 1 triệu thanh niên Việt Nam sẽ online bán hàng trên mạng từ năm 2021- 2023.
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định về thương mại điện tử
- Đẩy mạnh số hóa để quản chặt thuế thương mại điện tử