Chuyển đổi số

23/08/2021, 10:18

Tác giả Lindsay Herbert nêu ba nhầm lẫn về chuyển đổi số, từ đó giúp độc giả hiểu bản chất của xu hướng đổi mới doanh nghiệp.

Chuyển đổi số. Một thuật ngữ thời thượng trong mỗi chương trình làm việc của ban lãnh đạo ở mọi nơi, song những chộn rộn không biết nó rốt cuộc là gì, hoạt động ra sao và điều này có ý nghĩa gì với những quy trình kinh doanh vẫn đang làm tê liệt các tổ chức sau nhiều nỗ lực chỉ để làm rõ chuyển đổi số là gì mà họ chưa làm được.

Vì vậy, tôi muốn đi thẳng vào thông tin quan trọng nhất về thành công của chuyển đổi số bắt đầu bằng ba hiểu lầm tai hại nhất về nó.

Ảnh minh họa: Tadafur.

Hiểu lầm số 1: Chuyển đổi số cần một ngân sách khổng lồ để bắt đầu

Bất kể ngành nghề và quy mô nào, doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có khả năng đầu tư cho chuyển đổi số. Thực tế, có nhiều ví dụ về chuyển đổi số thất bại với ngân sách khủng hơn là những dự án được đầu tư cuốn chiếu vào các phạm vi trọng yếu trước.

Như bạn sẽ thấy qua tất cả các ví dụ trong cuốn sách này, đại đa số dự án thành công đều không phản ánh vai trò của ngân sách để có thể chuyển đổi. Các tổ chức thành thạo kỹ thuật số thường giải quyết việc chuyển đổi theo hướng tiếp cận bằng từng dự án một với quy mô phù hợp.

Điều này dẫn tới hiểu lầm thứ hai, thật ra là một đề nghị từ phía tôi thì đúng hơn: Làm ơn đừng dán những áp-phích như “Chúng ta đang chuyển đổi” trong phòng nghỉ của công ty và đừng nhấn nút gửi đi những e-mail đại loại như vậy cho tất cả nhân viên.

Phần sau của cuốn sách sẽ cho bạn thấy thời điểm phù hợp để làm chiến dịch truyền thông nội bộ cho chuyển đổi số là khi bạn đang ở giữa quá trình triển khai và đã có những minh họa cụ thể để chỉ cho nhân viên thấy chuyển đổi số đã đang diễn ra, thành công và có lợi cho cả nhân viên lẫn khách hàng.

Trước thời điểm này, tiết lộ về kế hoạch đổi mới doanh nghiệp chỉ khiến nhân viên liên tiếp gửi những bức thư đầy lo lắng tới bộ phận nhân sự, hoặc ở tình huống tốt nhất, hàng tá nhân viên hăng hái làm hài lòng sếp sẽ tình nguyện tham gia trước khi dự án cần.

“Tôi không đồng tình với suy nghĩ cần phải có ngân sách lớn để bắt tay vào chuyển đổi. Điều bạn cần là làm rõ 'Đây không phải điều gì thần thánh. Đây là mô hình kinh doanh của chúng ta, vậy đây có là điều quan trọng nhất? Làm sao để mang lại giá trị và cần có cơ cấu tổ chức như thế nào để làm được điều đó?'. Hãy bắt đầu như vậy.

Mục tiêu của việc chuyển đổi số là để mọi người đều có được tối đa thời gian cá nhân mà họ vốn đầu tư cho doanh nghiệp. Không ai cần được đi du thuyền. Ngành du lịch du thuyền chỉ chiếm 3% của cả ngành dịch vụ du lịch khách sạn ở Bắc Mỹ và vẫn chỉ là một phần khúc rất nhỏ trong cả ngành.

Tôi lạc quan tuyệt đối rằng làm cho việc thấu hiểu sản phẩm dễ dàng hơn và tối ưu hóa thời gian họ dành cho việc sử dụng sản phẩm, khái niệm kỳ nghỉ không-hề-phi-lý này sẽ cho phép chúng ta phát triển phân khúc.

Sự chuyển đổi đó chỉ đơn giản là biết cách nói chuyện với mọi người theo cách hợp lý và cá nhân hóa hơn để họ thấy được ta thật sự thấu hiểu cũng như tương đồng. Họ không thấy sợ hãi hay choáng ngợp và họ có thể hành động dựa trên thông tin ta cung cấp".

Trích phỏng vấn Mike Giresi, Giám đốc Thông tin tại Tập đoàn Tàu biển Royal Carribean, cựu CIO tại Tory Burch (2011-2015)

Hiểu lầm số 2: Ai cũng hiểu tôi đang nói gì khi tôi nói “Chuyển đổi số”

Tôi nói rất nhiều về chuyển đổi số, từ những bài thuyết trình chính ở các hội nghị với hàng nghìn người tham gia cho tới những cuộc họp tại kỳ nghỉ cùng các lãnh đạo của doanh nghiệp. Chưa bao giờ tôi được thấy sự đồng nhất trong việc hiểu về chuyển đổi số.

Tôi sẽ bàn chi tiết hơn ở phần sau “Thế nào là chuyển đổi số thật sự”, có thể tóm tắt như sau: Mỗi người bạn từng nói về chuyển đổi số đều có một định nghĩa khác nhau, đây là một trong những lý do chính khiến các chương trình chuyển đổi số thất bại.

Hiểu lầm số 3: Khi chuyển đổi số qua đi, mọi người có thể quay lại công việc vốn có

Quan niệm sai lầm này là trở ngại nhất đối với tôi bởi vì “chuyển đổi” bản thân nó có nghĩa là thứ được chuyển đổi đã không còn như cũ nữa. Bằng cách nào đó nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng chuyển đổi số sẽ cho phép họ duy trì cách hoạt động vốn có chỉ với một chút công nghệ mới được pha trộn thêm.

“Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nhận ra cuộc chơi đã thật sự thay đổi. Bạn không chỉ cố gắng chuyển đổi doanh nghiệp của mình bằng cách đưa các hoạt động hiện có lên Internet. Nó cũng không phải là một sáng kiến lớn thuần túy, cũng không hướng tới một cuộc ra mắt hoành tráng. Chuyển đổi số cũng không phải là báo cáo hằng quý cho các cổ đông. Chuyển đổi số đòi hỏi bạn phải dùng văn hóa doanh nghiệp để có thể duy trì và thực hành trong suốt nhiều năm".

Trích phỏng vấn Perry Hewitt, Phó giám đốc Marketing, THAKA, cựu Giám đốc Công nghệ số, Đại học Harvard (2011-2016).

Sự thật là chuyển đổi số hoàn toàn không phải là thích nghi với công nghệ mới mà là định hướng cho chính tổ chức trở nên dễ thích nghi với thay đổi hơn.

Bạn sẽ thấy qua các ví dụ trong sách rằng các doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp thích ứng được với tư duy và cách làm việc mới, không chỉ theo kịp được những thay đổi của khách hàng mà còn trở nên linh hoạt hơn, cũng như có thể thích nghi với thay đổi trong tương lai.

Nổi bật Sống xanh
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO