- Sự gia tăng của các công cụ mới như mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin đã tạo điều kiện cho tin giả tràn lan.
Kể từ khi bắt đầu đại dịch, thông tin sai lệch trở nên phổ biến ở châu Á dưới nhiều hình thức từ truyền miệng, đăng bài trên mạng xã hội,... mà không được kiểm chứng độ xác thực. Mặc dù tin giả là vấn đề chưa có hồi kết nhưng sự gia tăng của các công cụ mới như mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin đã tạo điều kiện cho tin giả tràn lan.
Tại Singapore, một nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm (NCID) cho thấy cứ 10 người Singapore thì có 6 người nhận được tin tức giả mạo về COVID-19 trên mạng xã hội. Thông tin sai lệch về đại dịch bao gồm tác dụng phụ của vắc xin, phương pháp chữa trị giả đến cả các chính sách của chính phủ được áp dụng tại Singapore. Trong bối cảnh nhiều nước dần chấp nhận sống chung với đại dịch, những thông tin sai lệch như vậy có thể gây ra thiệt hại lớn do người dân lo sợ dẫn đến tích trữ đầu cơ.
Giờ đây chính là lúc châu Á cần phải xóa bỏ nạn tin tức giả mạo hơn bao giờ hết và blockchain có thể cung cấp một giải pháp tiềm năng để chống lại mối đe dọa ngày càng tăng của thông tin sai lệch kỹ thuật số. Internet mang lại nhiều tiện lợi cho cuộc sống nhưng mặt khác cũng làm phát sinh những vấn đề sâu xa về lòng tin. Lừa đảo, thao túng dư luận,... là thứ mà Internet chưa thể quản lý triệt để.
Blockchain ban đầu được phát minh vào năm 1991 để xác minh và bảo vệ nội dung thông qua một khái niệm gọi là Time Stamping. Thuật ngữ này liên quan đến bản chất phi tập trung, trong đó mỗi ấn phẩm duy nhất sẽ được gắn thời gian vào blockchain. Người tạo nội dung có thể xác nhận quyền sở hữu và thể hiện sự minh bạch về những thay đổi của nội dung. Sau đó, khách truy cập trang web sẽ có thể tiến hành thẩm định và xác định liệu chủ sở hữu có thể chịu trách nhiệm và liệu nội dung có bị giả mạo hay không.
Time Stamping có thể bảo vệ người dùng internet khỏi thông tin sai lệch bằng cách cho phép truy cập vào lịch sử các thay đổi được thực hiện kể từ khi xuất bản nội dung. Đồng thời tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, giúp người dùng internet dễ dàng xác định và tránh tin tức giả mạo, tạo niềm tin. Việc tạo ra một internet an toàn hơn không thể chỉ dựa vào blockchain. Nâng cao nhận thức về tin tức giả mạo trong các nhóm tuổi là rất quan trọng, đặc biệt là ở thế hệ cũ, những người gặp khó khăn tỏng việc xác minh tin tức.
Các quốc gia ở Đông Nam Á cố gắng chống lại tin tức giả mạo thông qua các quy định mới, trong đó yêu cầu những người chia sẻ tin tức giả mạo phải chịu trách nhiệm về hành động của họ và các chiến dịch cải thiện trình độ truyền thông phổ biến trong cộng đồng. Cuộc chiến chống lại tin tức giả mạo và thông tin sai lệch còn có sự tham gia của các công ty như WhatsApp và Facebook đẩy mạnh thông qua triển khai các tính năng và dịch vụ xác minh thực tế trên nền tảng. Bằng cách áp dụng công nghệ phù hợp, các chính phủ và công ty có thể tạo thêm niềm tin cho Internet. Với dữ liệu GDPR hiện tại và các chính sách bảo vệ quyền riêng tư, việc ghi dấu thời gian vào blockchain là một bước theo dõi hợp lý. Tích hợp Time Stamping vào thuật toán công cụ tìm kiếm, nền tảng truyền thông xã hội và thương mại điện tử sẽ thêm một lớp tin cậy bổ sung qua internet.