Vương quốc Anh: 10 năm để trở thành một "siêu cường AI"

27/10/2021, 10:27

Vương quốc Anh đã công bố Chiến lược Trí tuệ nhân tạo quốc gia kéo dài 10 năm với mục đích đảm trở thành một siêu cường dẫn đầu thế giới về AI.

Ảnh: Artificialintelligence News

Ảnh: Artificialintelligence News

Vương quốc Anh đã công bố Chiến lược trí tuệ nhân tạo quốc gia kéo dài 10 năm với mục đích đảm trở thành một siêu cường dẫn đầu về AI trên khắp thế giới.

Joanna Shields, Giám đốc điều hành của Benevolent AI và Đồng Chủ tịch Đối tác Toàn cầu về Trí tuệ Nhân tạo (GPAI), nhận xét: “Một chiến lược và tầm nhìn toàn diện về cách chúng tôi thúc đẩy đổi mới, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và lợi ích xã hội. AI được triển khai thành công có thể trở thành công nghệ nền tảng cho sự tăng trưởng trong tương lai của nền kinh tế, bảo vệ an ninh và xã hội của chúng ta ”.

Demis Hassabis, Người sáng lập và Giám đốc điều hành của DeepMind, cho biết: “AI có thể mang lại những lợi ích chuyển đổi cho Vương quốc Anh và thế giới — thúc đẩy khám phá khoa học và mở ra tiến bộ về những thách thức chính mà xã hội phải đối mặt.”

Dữ liệu do Tech Nation công bố cho thấy Vương quốc Anh hiện có hơn 1.300 công ty AI - tăng 600% trong thập kỷ qua - với doanh thu gần 2 tỉ USD và tạo ra hơn 30.000 việc làm cho người dân. Hiện tại, Vương quốc Anh được xếp hạng thứ ba trên thế giới về việc đầu tư mạo hiểm vào các công ty AI.

Trong khi các khoản đầu tư vào “Deep Tech” đang chậm lại hoặc thậm chí giảm ở nhiều quốc gia và khu vực, nó vẫn tiếp tục tăng đáng kể ở Anh:

Vương quốc Anh: 10 năm để trở thành một
Ảnh: Artificialintelligence News

Dữ liệu cho thấy các nhà đầu tư toàn cầu đã rót 13,5 tỉ bảng Anh vào hơn 1.400 công ty công nghệ tư nhân của Anh từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay - nhiều hơn cả Đức, Pháp và Israel cộng lại.

Mới đây, Vương quốc Anh đã đưa ra chiến lược 10 năm của mình vào ngày thứ ba của Tuần lễ Công nghệ London. Ngoài việc đặt ra kế hoạch tiếp tục phát triển các công nghệ AI, chiến dịch này còn tạo ra một báo cáo chính thức về quy định AI để đảm bảo việc triển khai an toàn và có đạo đức đối với công nghệ này.

Chris Philp, Bộ trưởng DCMS, cho biết: “Các công nghệ trí tuệ nhân tạo tạo ra hàng tỉ USD cho nền kinh tế và cải thiện cuộc sống của chúng ta. Chúng cung cấp năng lượng cho công nghệ sử dụng hàng ngày và giúp cứu sống người bệnh thông qua việc chẩn đoán và kê đơn thuốc tốt hơn".

Vương quốc Anh đã được xếp hạng thứ ba trên thế giới sau Hoa Kỳ và Trung Quốc trong danh sách các quốc gia hàng đầu về AI.

"Hôm nay, chúng tôi đang đặt nền móng cho sự tăng trưởng trong mười năm tới với chiến lược giúp chúng tôi nắm bắt tiềm năng của trí tuệ nhân tạo và đóng vai trò hàng đầu trong việc định hình cách thế giới quản lý nó", ông Chris Philp nói.

Trong số các sáng kiến là việc tạo ra một chương trình Sáng tạo và Nghiên cứu AI Quốc gia mới nhằm tăng cường sự phối hợp và cộng tác giữa các nhà nghiên cứu.

Một chương trình khác tập trung vào việc tăng cường phát triển AI bên ngoài London và Đông Nam nước Anh. Ngoài ra, Vương quốc Anh còn khuyến khích việc áp dụng công nghệ AI trong các ngành hiện chưa tận dụng hết lợi thế, chẳng hạn như trồng trọt và sản xuất năng lượng.

Các kế hoạch khác bao gồm:

- Tạo ra một chương trình với UKRI nhằm tăng cường khả năng tính toán cho các nhà nghiên cứu, tổ chức của Vương quốc Anh.

- Khởi động cuộc tư vấn về bản quyền và bằng sáng chế cho AI thông qua Văn phòng Sở hữu Trí tuệ (IPO).

- Thử nghiệm Trung tâm tiêu chuẩn AI để điều phối sự tham gia của Vương quốc Anh trong việc thiết lập các quy tắc toàn cầu và làm việc với Viện Alan Turing để cập nhật hướng dẫn về đạo đức và an toàn của công nghệ AI.

Giáo sư Sir Adrian Smith, Giám đốc điều hành của Viện Alan Turing, cho biết:

“Những công nghệ này đã và đang cải thiện cuộc sống của chúng ta. Chúng tôi mong muốn thúc đẩy, tạo ra một hệ sinh thái AI đa ngành, bền vững của Vương quốc Anh, nhằm thu hút mọi người từ mọi tầng lớp xã hội và cho phép họ tham gia phát triển".

Mặc dù AI đã được hoan nghênh và áp dụng rộng rãi nhưng vẫn có một số lo ngại rằng công nghệ này dường như không thể can thiệp sâu và giải quyết một số vấn đề xã hội như việc làm, nhà ở,...

Ông James McLeod, Phó Chủ tịch của EMEA tại Faethm AI, nhận xét:

“Công nghệ đã và đang tự động hóa một loạt các nhiệm vụ lặp đi lặp lại không đòi hỏi kỹ năng của con người và chắc chắn nó sẽ còn phát triển hơn nữu trong tương lao. Vì vậy, chúng ta cũng cần suy nghĩ về những người có thể bị bỏ lại phía sau hoặc thay thế bởi sự ra đời của công nghệ".

"Các chương trình đào tạo giúp công dân phát triển trình độ trong công việc, thay vì những tác vụ sẽ trở nên thừa chỉ trong vài năm khi AI tiếp tục phát triển, là rất quan trọng”.

Được biết, Mỹ hiện nộp nhiều đơn xin cấp bằng sáng chế AI nhất, nộp khoảng 50.000 đơn từ năm 1998 đến năm 2017. Trung Quốc không bị bỏ lại quá xa, cũng đã nộp khoảng 41.000 đơn so với cùng kỳ.

Vào tháng 3, cựu Giám đốc điều hành Google Eric Schmidt nói rằng Trung Quốc có thể sớm thay thế Mỹ trở thành siêu cường AI hàng đầu thế giới và cảnh báo rằng điều này là đặc biệt nghiêm trọng.

Ông Schmidt cùng với các chuyên gia trong Ủy ban An ninh Quốc gia về AI cho biết: “Mỹ không được chuẩn bị để bảo vệ trong kỷ nguyên AI. Đây là thực tế khó khăn mà chúng ta phải đối mặt".

Theo Artificialintelligence News


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO