Thách thức của doanh nghiệp logistic trong dòng chảy TMĐT xuyên biên giới

16/08/2022, 08:51

Theo các chuyên gia, khó khăn lớn nhất là làm sao thiết lập được mạng lưới vận chuyển và thời gian giao hàng. Điều này cũng đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp logistic khi tối ưu hóa các quy trình vận chuyển.

Ngành thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới tại Đông Nam Á đang bước vào giai đoạn vàng với những bước phát triển nhảy vọt, ước tính đạt doanh số gần 90 tỷ USD trong năm 2022, gấp 1,2 lần so với năm trước đó. Đứng trước tiềm năng này, các doanh nghiệp chuyển phát nhanh phải sẵn sàng tạo bước đột phá trong thị trường TMĐT xuyên biên giới với nhiều sáng kiến hữu ích. ​​

Việt Nam được đánh giá là một trong số những thị trường TMĐT nhiều tiềm năng của khu vực, có khả năng vượt lên nhờ cung cấp các sản phẩm ngách, tập trung vào thị hiếu người tiêu dùng của từng thị trường trong khi giữ vững chất lượng hàng hóa tốt cùng chi phí phải chăng.

Thách thức của doanh nghiệp logistic trong dòng chảy TMĐT xuyên biên giới
Nhiều doanh nghiệp giao nhận đầu tư công nghệ tối ưu quy trình giao vận.

Theo báo cáo của Công ty tư vấn và phân tích thị trường Mordor Intelligence, ước tính đến năm 2023, tổng giá trị thị trường TMĐT xuyên biên giới của Đông Nam Á sẽ đạt 12 tỷ USD, đóng góp tới hơn 40% tổng giá trị thị trường khu vực. Dù được đánh giá là rất tiềm năng nhưng TMĐT xuyên biên giới phải đối mặt với không ít thách thức.

Theo các chuyên gia, khó khăn lớn nhất là thiết lập được mạng lưới vận chuyển và thời gian giao hàng chặt chẽ. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp chuyển phát phải có nền tảng tiềm lực lớn. Trong khi đó, những hạn chế trong mạng lưới, khả năng giao nhận của doanh nghiệp có thể để lại ảnh hưởng nghiêm trọng như tình trạng chậm trễ, thất lạc hàng hóa, giá cước giao vận cao…

Khó khăn của TMĐT xuyên biên giới còn nằm ở việc đảm bảo thời gian giao hàng cũng như tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng. Chính vì vậy, các đơn vị vận chuyển muốn tham gia vào xu thế này cần tối ưu hóa từng mắt xích trong quy trình giao nhận. Nhiều doanh nghiệp logistic đã tăng cường sử dụng các ứng dụng công nghệ nhằm tối ưu quy trình hoạt động.

Đại diện J&T Express cho biết, doanh nghiệp luôn ưu tiên ứng dụng công nghệ trong mọi khâu hoạt động, từ phân loại, xử lý kiện hàng tới việc thanh toán, theo dõi đơn hàng của người dùng. Theo đó, hãng đã rút ngắn tối đa thời gian xử lý đơn, giảm thiểu nhầm lẫn trong quá trình giao hàng thông qua các trung tâm trung chuyển sử dụng công nghệ hiện đại, điển hình như hệ thống phân loại thông minh DWS, hệ thống chuyển hướng băng tải cắt ngang (cross-belt).

Bên cạnh đó, J&T Express không ngừng mở rộng hệ thống bưu cục và điểm nhận hàng trên khắp 63 tỉnh thành để đảm bảo luồng giao nhận hàng hóa của thị trường.

Theo ông Phan Bình, Giám đốc Thương hiệu J&T Express Việt Nam, không ít doanh nghiệp chuyển phát nhanh đều mong muốn sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường tiềm năng trước miếng bánh TMĐT xuyên biên giới đầy hấp dẫn. Nhưng tham vọng lớn đòi hỏi năng lực cạnh tranh cũng đủ mạnh. Đây là lý do vì sao J&T Express đã chủ động xây dựng hệ thống, đầu tư công nghệ cũng như nguồn nhân lực và trau dồi kinh nghiệm vận chuyển quốc tế trong nhiều năm. Với nền tảng đó, J&T Express tin chắc sẽ đón đầu được làn sóng tăng trưởng và vươn lên trở thành đơn vị vận chuyển uy tín tại Việt Nam.

Duy Vũ


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO