Sức sống của các công ty “kỳ lân” Trung Quốc

25/10/2021, 11:10

BNEWS Số lượng các công ty Internet đang trỗi dậy của Trung Quốc vươn ra nước ngoài nhiều không đếm xuể, và sức ảnh hưởng của những công ty này ở thị trường Âu-Mỹ và Nam Á ngày càng gia tăng.

Ứng dụng và trang web của trang thương mại điện tử Shein (Trung Quốc). Ảnh: BNEWS

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2014, công ty đã tự chủ xây dựng thương hiệu Shein, đồng thời tung ra trang web và ứng dụng ở các thị trường như Mỹ, châu Âu, Trung Đông, Ấn Độ…, thậm chí tiến quân vào Tây Ban Nha - quê hương của thương hiệu Zara nổi tiếng, và hiện nay đã có mặt ở hơn 200 quốc gia và khu vực trên toàn cầu.

Sở hữu chuỗi cung ứng linh hoạt của riêng mình là chìa khóa cạnh tranh then chốt nhất của Shein. Hiện nay chuỗi cung ứng của Shein tập trung ở Quảng Đông. Đây chắc chắn là trung tâm sản xuất phát triển nhất của Trung Quốc, đồng thời cũng có chuỗi cung ứng hoàn thiện nhất và hiệu quả cao, bao gồm logistics và kho bãi. 
Trên thực tế, Shein cũng bắt đầu xây dựng kho hàng ở một số quốc gia thị trường trọng điểm. Theo một số dữ liệu đánh giá, sản phẩm mới của Shein từ khâu thiết kế cho đến khi hoàn thiện chỉ mất khoảng hai tuần, hơn nữa có thể vận chuyển đến các thị trường chủ chốt trong vòng 1 tuần. 

Thời gian này ngắn hơn đáng kể so với chu kỳ của các sản phẩm thời trang nhanh truyền thống bao gồm Zara, bởi vì Shein thường hoàn thành việc thiết kế ở châu Âu, sau đó sản xuất ở Đông Nam Á và Trung Quốc, chuyển đến tổng kho ở châu Âu trước khi đồng loạt bán ra thị trường thế giới. 

Theo số liệu được viện dẫn công khai nhiều nhất gần đây, tại thị trường lớn nhất của Shein là Mỹ, số người dùng tìm kiếm thương hiệu này trên Google nhiều hơn gấp ba lần so với Zara. Shein đã trở thành trang mạng thương mại điện tử được giới trẻ Mỹ yêu thích thứ hai, chỉ xếp sau Amazon.

Trên thực tế, Shein chỉ là một trong vô số các nền tảng thương mại điện tử thời trang nhanh của Trung Quốc. Ngoài những ứng dụng truyền thông xã hội làm mưa làm gió trên toàn cầu như TikTok, trong 10 năm qua, số lượng các công ty Internet của Trung Quốc vươn ra nước ngoài nhiều không đếm xuể, và điều quan trọng hơn là sức ảnh hưởng của những công ty này ở thị trường Âu-Mỹ và Nam Á ngày càng gia tăng, thậm chí đã phát triển đến mức không thể xem nhẹ ở một số nước như Ấn Độ.

Là một hình thức phản ứng mạnh mẽ đối với dịch SARS bùng phát vào năm 2003, thương mại điện tử của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng dưới sự hỗ trợ của chính phủ. Sau 5 năm, do chịu cú sốc của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Trung Quốc quyết định nhân cơ hội này tăng cường thúc đẩy và đầu tư đối với các liên kết nội bộ của nền kinh tế trong nước, tập trung cải thiện năng lực cơ sở hạ tầng của Trung Quốc.

Internet, thanh toán di động, viễn thông, giao thông vận tải, logistics, kho bãi và chuỗi cung ứng… được phát triển và hình thành nên những nền tảng cơ sở quan trọng trên phạm vi cả nước hiện nay, đây là nguồn gốc giúp cho sự nhiệt tình khởi nghiệp và đổi mới Trung Quốc không bị gián đoạn. 

Dường như không có mối quan hệ tương ứng rõ ràng và trực quan giữa những vấn đề mang tính cơ cấu bên ngoài và sức sống của nền kinh tế. Chẳng hạn, khu vực nhà nước chiếm nguồn lực tài chính quá chênh lệch, điều này luôn được coi là phân bổ sai nguồn lực. 

Tuy nhiên, gần đây có nghiên cứu cho rằng, doanh nghiệp nhà nước có thể trở thành kênh phi chính thức để giảm bớt khó khăn huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, điều này đã cảnh tỉnh tính phức tạp động của nền kinh tế Trung Quốc./.


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO