Đây là thông tin được chia sẻ tại Hội thảo “Đưa người dân lên môi trường số: Tăng cường cung cấp thông tin và hiệu quả tương tác qua cổng/trang TTĐT của chính quyền địa phương” do Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) và Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) tổ chức mới đây.
Theo đó, định hướng xuyên suốt về chuyển đổi số của Chính phủ là đưa hoạt động của người dân, DN lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, giúp người dân, doanh ngh thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số.
Phát triển và nâng cấp trong bảng xếp hạng đánh giá về Chính phủ điện tử theo tiêu chuẩn của LHQ đặt ra đang là mục tiêu mà Chính phủ hướng đến. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, các tính năng phục vụ trải nghiệm của người dùng như tìm kiếm thông tin, hướng dẫn tìm kiếm thông tin, tiếp nhận và giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin của người dân, đánh giá chất lượng thông tin được cung cấp, chia sẻ ý kiến, gửi góp ý trực tuyến còn hạn chế.
Khảo sát của IPS cho thấy, có tới 80% các cổng thông tin điện tử cấp tỉnh chỉ “giữ chân” người dùng được 2,79 phút, bình quân 62,42% người dùng rời đi ngay sau khi vừa truy cập.
Tỷ lệ cơ quan công khai quy chế và đầu mối cung cấp thông tin còn hạn chế.
Ở cấp trung ương, có 48,1% cơ quan đã công khai đầu mối và 40,7% đã công khai quy chế cung cấp thông tin.
Ở cấp địa phương, 9,5% UBND cấp tỉnh đã công khai đầu mối và 3,2% đã công khai quy chế cung cấp thông tin. Sở Tư pháp là đơn vị đạt tỷ lệ cao nhất ở cấp tỉnh, nhưng đều dưới 40%.
Báo cáo của IPS nhận định, các địa phương đã có đầu tư cho các yếu tố “đầu vào” – cơ sở hạ tầng của các kênh tương tác với người dân. Tuy nhiên, thực tiễn thực hành, tổ chức thực hiện còn thiếu sự chuẩn hóa và chưa hiệu quả, dẫn đến yếu tố “đầu ra” là mức độ hài lòng/sự tham gia của người dân trong tương tác với chính quyền trên môi trường số vẫn còn tương đối thấp.