Giám đốc điều hành là công việc dễ thất nghiệp, bị trí tuệ nhân tạo thay thế nhất

14/09/2023, 09:39

Công việc của một Giám đốc điều hành là gì? Nếu câu trả lời đưa ra chung chung, mơ hồ nhưng lại nhận được mức lương cao, thì lúc này, đây chính là công việc dễ bị AI thay thế nhất...

Từ nhà văn, giáo viên đến nhân viên ngân hàng và luật sư, hầu hết các công việc đều đã được cảnh báo sẽ bị AI thay thế. Công việc duy nhất chưa bị cảnh báo nên có vẻ an toàn trước sự phát triển của ChatGPT và công nghệ AI khác, chín là vai trò CEO - một công việc “tốn lương” và dễ dàng tự động hóa nhất.

Gần đây, các CEO đã dành rất nhiều thời gian để đe dọa thay thế những nhân viên lười biếng, có quyền và làm việc kém hiệu quả bằng AI. Tuy nhiên, hãy nhìn kỹ hơn một chút, vai trò của một CEO hiện đại rất có thể dễ dàng thực hiện được nhờ công nghệ mới.

Các CEO hàng đầu của Mỹ kiếm được gấp 300 lần so với một nhân viên bình thường, mặc dù thực tế nhiệm vụ chính của họ là đưa ra các quyết định tối ưu hóa, có thể nhân rộng một cách dễ dàng, không dựa trên sự hiểu biết thực sự về doanh nghiệp mà dựa trên thông tin đầu vào từ bảng tính do các nhà tư vấn cung cấp cho họ. 

Chính vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng cần buộc các CEO phải chịu trách nhiệm giống như nhân viên vậy, hoặc loại bỏ hoàn toàn vai trò CEO. Một giám đốc điều hành phải đóng góp có ý nghĩa theo cách có thể đo lường được và mang lại giá trị rõ ràng cho công ty.

Nếu không, vai trò không rõ ràng của CEO sẽ phải là vai trò đầu tiên bị AI thay thế. Một mô hình AI có thể sẽ phản hồi nhanh chóng, tự cải tiến liên tục, nhận phản hồi ngay lập tức và mang lại đúng loại “hiệu quả hoạt động” như các CEO đang được trả hàng triệu USD mỗi năm.

THAY THẾ NHÂN VIÊN BẰNG AI? HAY THAY THẾ CEO BẰNG AI?

Các CEO muốn tạo ra một hình ảnh về sự bất khả chiến bại – nếu không có họ, công ty không có phương hướng và sẽ sụp đổ. Chính xác thì những giám đốc điều hành này đang làm cái gì hàng ngày mà tạo ra nhiều giá trị đến vậy?

Một nghiên cứu của Harvard năm 2018 với 27 CEO đã cố gắng trả lời câu hỏi này. Báo cáo cuối cùng đặt các nhiệm vụ khác nhau của các nhà điều hành vào các nhóm nghe có vẻ mạnh mẽ như “con người và các mối quan hệ”, “đánh giá đơn vị chức năng và kinh doanh” và “chiến lược”. Nhưng đào sâu hơn, rõ ràng là sự mơ hồ đang che giấu sự thật rằng các giám đốc điều hành gặp rất nhiều khó khăn khi nói cho bạn biết họ làm gì để kiếm sống. Phần lớn thời gian của CEO dành cho các cuộc họp, nói về “chiến lược” và đưa ra những quyết định lớn hơn là đưa ra những đóng góp có ý nghĩa cho tổ chức thông qua kinh nghiệm hoặc quá trình triển khai thực tế.

Ngay cả khi các CEO nổi tiếng có cơ hội trình bày rõ ràng giá trị mà họ mang lại cho công ty, thì đó vẫn là những từ ngữ gây tổn thương. Cựu Giám đốc điều hành Procter & Gamble AG Lafley đã viết một bài báo trên Harvard Business Review vào năm 2009 với tựa đề “Điều chỉ có CEO mới có thể làm”. Từng được mô tả là “CEO thành công nhất trong lịch sử P&G”, Lafley kiếm được 19,5 triệu USD mỗi năm trong vai trò của mình.

Đây là cách ông Lafley mô tả vai trò CEO: Chỉ riêng Giám đốc điều hành mới nhận thấy thông tin bên ngoài có ý nghĩa ở cấp độ doanh nghiệp và chịu trách nhiệm hiểu, giải thích, ủng hộ và trình bày thông tin đó để công ty có thể phản hồi theo cách mang lại doanh thu, lợi nhuận bền vững và tổng lợi nhuận cho cổ đông”.

ÔngLafley cũng phát biểu rằng “CEO có thể nhìn thấy những cơ hội mà người khác không nhìn thấy” và “đưa ra quyết định trong khi những người khác không thể” bởi vì “đó là sếp”. 

Nếu một nhân viên đưa ra câu trả lời chung chung như vậy với người quản lý, điều gì sẽ xảy ra? Lafley dường như đã tóm tắt vị trí và giá trị của mình trong công ty như một người không thực sự làm bất cứ điều gì hoặc không có trách nhiệm nào về bất cứ điều gì, so với bất kỳ ai khác trong tổ chức, ngoại trừ việc có nhiều quyền lực hơn. 

Hãy xem Giám đốc tài chính tập trung vào dòng tiền, đảm bảo thuế được nộp và đảm bảo báo cáo tài chính của công ty được chuẩn bị đúng cách. Giám đốc an ninh đảm bảo việc hack không xảy ra hoặc đảm bảo sự an toàn về thể chất của người lao động. Ngược lại, một giám đốc điều hành trở thành một nhân vật thống trị, thực hiện các cuộc gọi dựa trên cảm xúc trong các cuộc họp thường xuyên hoặc các cuộc họp báo.

Vậy, thay thế nhân viên bằng AI? Hay thay thế CEO bằng AI?

Một công ty game ở Trung Quốc sử dụng AI làm CEO và cổ phiếu công ty đã tăng kể từ khi có
Một công ty game ở Trung Quốc sử dụng AI làm CEO và cổ phiếu công ty đã tăng kể từ khi có "CEO mới"

Thực tế, một công ty cần một người chủ chốt và có tầm nhìn toàn công ty, có thể hướng dẫn tổ chức và đưa ra quyết định. Một người xác định sứ mệnh và sau đó đưa công ty thực hiện sứ mệnh đó.

Nhưng nếu vai trò duy nhất của CEO chỉ là ra những quyết định và không có sự đóng góp hay trách nhiệm giải trình nào khác về kết quả thì vai trò này sẽ mất đi nhiều giá trị.

Các CEO đã trở thành những nhà quản lý tối thượng - những “người có ý tưởng” quái đản như Elon Musk, người được ghi nhận cho mọi thành công lớn mà không bị sa thải vì một thất bại lớn nào.

Liên kết mức lương lớn với hậu quả các quyết định của họ thì không có lý do gì để giữ một CEO. Nếu công việc của giám đốc điều hành chỉ đơn giản là lấy dữ liệu và đưa ra các phép ngoại suy mang lại “hiệu quả” thì không còn vai trò nào phù hợp với AI hơn vai trò của một CEO.

NẾU KHÔNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ, CEO LÀ CÔNG VIỆC DỄ DÀNG TỰ ĐỘNG HÓA NHẤT

Cho đến nay, một giám đốc điều hành không đóng góp trực tiếp vào một sản phẩm tạo ra doanh thu là công việc tự động hóa dễ dàng nhất.

David Zaslav là Giám đốc điều hành của Warner Bros. Discovery, kiếm được 39 triệu USD vào năm ngoái. Kể từ khi sáp nhập Warner Bros. và Discovery vào năm 2022, vốn hóa thị trường tổng hợp của công ty đã giảm 20 tỷ USD. 

Có lẽ điều nghiêm trọng nhất về vai trò lãnh đạo của David Zaslav đối với một trong những hãng phim lớn của Hollywood là việc ông chưa bao giờ tham gia vào quá trình cơ bản của một bộ phim, chương trình truyền hình, podcast hoặc bất kỳ nỗ lực sáng tạo nào khác.

Zaslav bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một luật sư và đã dành nhiều thập kỷ làm việc ở nhiều vị trí “chiến lược” khác nhau trong lĩnh vực truyền thông.

Kể từ khi sáp nhập, các quyết định sáng tạo đáng chú ý nhất của CEO là hủy các buổi chiếu với lý do tiết kiệm tiền, xóa nội dung khỏi các dịch vụ phát trực tuyến của công ty và xếp xó các bộ phim đã hoàn thành.

Đây không phải là động thái của một nhà điều hành quan tâm đến việc tạo ra các chương trình giải trí chất lượng cao để thu hút đồng đô la của công chúng; Đây là một kiểu tính toán bắt mắt có thể được thực hiện bằng cách đưa bảng tính Excel vào mô hình AI.

Cho đến nay, một giám đốc điều hành không cần phải đóng góp trực tiếp vào sản phẩm tạo ra doanh thu để trả lương cho mình. Đó là công việc được tự động hóa dễ dàng nhất.

Những giám đốc điều hành chỉ đơn giản là “thực hiện cuộc gọi”, ký hợp đồng hoặc trả lời các cuộc phỏng vấn thông thường trên phương tiện truyền thông.

Những CEO này không hành động, họ truy vấn cơ sở dữ liệu của các giám đốc điều hành khác và nhân viên thực tế để thực hiện cuộc gọi mà không có bất kỳ kinh nghiệm thực tế hoặc niềm tin thực sự nào về các quyết định – giống như ChatGPT. 

Điểm khác biệt là khi các CEO “ảo giác” khiến hàng nghìn người mất việc. Hầu hết mọi thông báo sa thải đều đề cập đến hiệu quả hoặc “những thay đổi cần thiết”, nhưng chưa bao giờ đề cập đến khoản chi phí lớn nhất, ngu ngốc nhất trong số đó - một nhà quản lý với vai trò mơ hồ nhưng kiếm được nhiều tiền nhất.

Trong khi đó, giám đốc điều hành phải là người có vai trò tích cực trong việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, bằng cách tích cực xây dựng công ty hoặc chốt các giao dịch và quan hệ đối tác tạo ra doanh thu.

Điều đó nói lên rằng, các CEO cũng phải chịu trách nhiệm trực tiếp về các số liệu thực tế và mức lương của họ phải gắn liền với sự thành công của doanh nghiệp, sự hài lòng của khách hàng và hạnh phúc của nhân viên. 

Trên đây là ý kiến của Ed Zitron về việc CEO là những vai trò có thể dễ dàng bị AI thay thế nhất. Ed Zitron là Giám đốc điều hành của EasyPR, một cơ quan quan hệ công chúng về kinh doanh và kỹ thuật quốc gia. Ông cũng là tác giả của bản tin công nghệ và văn hóa Where’s Your Ed At và là người dẫn chương trình podcast “15 Minutes in Hell”.


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO