Tại Đông Nam Á doanh thu từ thị trường điện toán đám mây ước lượng đạt 40 tỉ đôla trong năm 2025, trong đó Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất liên quan đến sử dụng điện toán đám mây. Từ năm 2010 -2016 tốc độ tăng trưởng đạt 64,4%, tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm được 20% thị phần của thị trường, còn lại 80% là doanh nghiệp nước ngoài. Vậy làm sao để có thể thúc đẩy phát triển mạnh mẽ điện toán đám mây và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt là bài toán chúng ta cần phải đi tìm lời giải. Nội dung này được đề cập trong chương trình “Vietnam on” phát sóng vào 10h30 thứ 7 và phát lại vào 13h30 chủ nhật hàng tuần với thời lượng khoảng 25 - 30 phút trên kênh VTC1. Chương trình có sự tham gia đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã đồng hành cùng với chương trình
Điện toán đám mây (Cloud Computing) là mô hình cung cấp các tài nguyên máy tính cho người dùng thông qua internet. Nguồn tài nguyên này bao gồm rất nhiều thứ liên quan đến điện toán và máy tính. Ví dụ như: phần mềm, dịch vụ, phần cứng,…và sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên mạng. Người dùng có thể truy cập vào bất cứ tài nguyên nào trên đám mây vào bất kỳ thời điểm nào và ở bất kỳ đâu, chỉ cần kết nối với hệ thống internet.
Bước sang năm 2023, lĩnh vực điện toán đám mây được dự báo tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa và đòi hỏi các dịch vụ ngày càng mạnh mẽ phân tán, thông minh và có khả năng mở rộng hơn. Theo các chuyên gia trên thế giới, Việt Nam đang trong thời điểm sớm để triển khai trí tuệ nhân tạo AI và điều đó sẽ giúp Việt Nam có không gian để phát triển, thay đổi và ứng dụng AI trong tương lai. Vì thế, việc có thể sớm nhận thức và triển khai kế hoạch dự án kỹ thuật giữa công nghệ AI và điện toán đám mây sẽ là lợi thế lớn nhất của Việt Nam so với thế giới. Dù Việt Nam chỉ là thị trường với quy mô không lớn nhưng với những bước đi sớm như thế này thì trong tương lai thị trường điện toán đám mây sẽ tăng trưởng nhanh chóng.