Chi tiêu dịch vụ đám mây tại Trung Quốc sẽ tăng 12% trong năm 2023

07/04/2023, 09:37

Mặc dù khó quay trở lại tốc độ tăng trưởng đỉnh cao, nhưng dịch vụ đám mây Trung Quốc vẫn dự kiến tăng 12% trong năm 2023…

Theo dữ liệu được công bố bởi Canalys, năm 2022 là một năm nhiều biến động đối với thị trường điện toán đám mây Trung Quốc, với mức tăng trưởng 10% và đạt tổng giá trị là 30,3 tỷ USD. Quý 4/2022 khép lại với mức tăng trưởng 4% và tổng doanh thu quý là 7,9 tỷ USD.

So với kết quả hoạt động mạnh mẽ trong những năm trước đó, tốc độ tăng trưởng năm 2022 đã giảm đáng kể (tốc độ tăng trưởng hàng năm hơn 30% trong ba năm trước). Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên một phần là do những tác động đại dịch và hạn chế mà nó đem lại. Những tác động ấy khiến các doanh nghiệp dần mất hứng thú trong việc áp dụng đám mây và tập trung nhiều hơn vào lợi ích chi phí vận hành mà nó mang lại. 

Tuy nhiên, khi các hạn chế được dỡ bỏ, tác động tiêu cực đối với các doanh nghiệp đang giảm dần và nhu cầu về điện toán đám mây đã sẵn sàng quay trở lại. Nhưng do nhiều vấn đề nảy sinh xoay quanh ngân sách công nghệ thông tin nên tốc độ tăng trưởng điện toán đám mây khó mà có thể quay về thời kỳ đỉnh cao. Trong năm 2023, Canalys dự kiến ​​chi tiêu cho các dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây ở Trung Quốc sẽ tăng 12% cho cả năm.

Bốn nhà cung cấp điện toán đám mây hàng đầu năm 2022 tại Trung Quốc là Alibaba Cloud, Huawei Cloud, Tencent Cloud và Baidu Smart Cloud, chiếm 79% tổng số khách hàng chi tiêu cho đám mây. Ngoài ra cũng có các công ty như China Telecom đang cố gắng chiếm thị phần bằng cách tung ra các dịch vụ đám mây của riêng họ, dẫn tới việc thị phần của 4 nhà cung cấp hàng đầu giảm nhẹ. 

Chính vì vậy, áp lực cạnh tranh cho 4 nhà cung cấp hàng đầu đang dần tăng lên, đặc biệt là trong khu vực chính phủ và khu vực công, bởi vì đây là nơi tạo ra lợi thế cạnh tranh cho những nhà khai thác. Mặc dù đám mây vận chuyển đang đạt được đà phát triển ở giai đoạn sơ khai, nhưng vẫn còn những lỗ hổng trong việc cung cấp các nền tảng và khả năng của phần mềm. Họ cần thu hẹp khoảng cách này trước khi có thể trở thành người chơi mạnh trong thị trường dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây.

Trong năm 2022, PaaS (Phần mềm dưới dạng dịch vụ) đã chiếm 23% thị trường dịch vụ đám mây Trung Quốc. Yi Zhang, nhà phân tích thuộc Canalys cho hay: “Yêu cầu của khách hàng doanh nghiệp đối với dịch vụ đám mây đang ngày càng phức tạp hơn. Đồng thời, trọng tâm cung cấp đã chuyển từ việc chỉ cung cấp cơ sở hạ tầng đám mây sang cung cấp các tính năng phần mềm và nền tảng đám mây toàn diện. Khi các nhà cung cấp đám mây hàng đầu của Trung Quốc công bố đầu tư vào việc chọn lọc các đối tác tập trung theo ngành dọc để cung cấp cho khách hàng các giải pháp PaaS, thị phần của PaaS dự kiến ​​sẽ tăng vào năm 2023”.

Alibaba Cloud là nhà cung cấp giữ vị trí số một vào năm ngoái, chiếm 36% khách hàng cho các dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây. Công ty đã trải qua một năm đầy khó khăn khi tốc độ tăng trưởng giảm dần theo quý sau một năm 2021 tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc thu hẹp doanh thu từ các khách hàng dựa trên internet (là đơn vị kinh doanh mạnh nhất của Alibaba Cloud) dự kiến ​​sẽ giảm vào năm 2023.

Nhu cầu về đám mây từ các khách hàng sử dụng internet sẽ tăng trở lại khi nền kinh tế ổn định và các hạn chế về đại dịch được dỡ bỏ. Sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng bảo mật, Alibaba Cloud đang tích cực tìm kiếm cơ hội mở rộng khách hàng trong các lĩnh vực chính phủ và công vụ. Alibaba Cloud đang đạt được tiến bộ ổn định trong việc mở rộng ra nước ngoài, đồng thời thông báo sẽ mở trung tâm dữ liệu thứ ba tại Nhật Bản trong quý này. Trong năm 2022, công ty đã khai trương sáu trung tâm dữ liệu mới ở Châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Âu, trải dài trên ba lục địa.

Huawei Cloud đứng thứ hai với 19% thị phần và tăng trưởng 13%/năm, vượt xa mức tăng trưởng chung của thị trường. Trong năm vừa rồi, công ty đã thu được lợi nhuận đáng kể từ việc đầu tư và xây dựng hệ sinh thái kênh, với doanh thu từ các đối tác tăng 55%.

Công ty cũng đã thông báo rằng họ sẽ nâng cấp chương trình đối tác của mình để cung cấp cho các đối tác những lợi ích hấp dẫn hơn về ưu đãi đối tác, nhưng nội dung cụ thể của chương trình đối tác được nâng cấp vẫn còn phải xem xét.

Ngoài ra, họ cũng được hưởng lợi từ chiến lược giúp các công ty Trung Quốc mở rộng ra nước ngoài, tăng trưởng doanh thu của Huawei Cloud ở các khu vực nước ngoài trong năm nay rất ấn tượng. Ngoài ra, công ty có kế hoạch mở các trung tâm dữ liệu mới ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi, Philippines, Ai Cập và các khu vực khác vào năm 2023.

Tencent Cloud đứng thứ ba với mức thị phần 16%. Công ty tiếp tục bị ảnh hưởng bởi việc tái cấu trúc doanh nghiệp nội bộ và tăng trưởng doanh thu chậm lại. Tuy nhiên, theo chiến lược tập trung vào lợi nhuận, công ty đã chuyển sự chú ý sang phát triển khả năng dịch vụ phần mềm và nền tảng, nên xét trên thị trường PaaS, Tencent đứng thứ hai, chỉ sau Alibaba Cloud.

Ngoài ra, công ty cũng đã ra mắt thương hiệu âm thanh và video mới trong năm ngoái, bao gồm 400 dịch vụ phương tiện âm thanh và video một cửa. Tencent Cloud quyết tâm trở thành một lợi thế cạnh tranh khác biệt dựa trên trải nghiệm dịch vụ phương tiện của mình. Tencent Cloud gần đây đã mở rộng danh mục sản phẩm của mình, bao gồm cả việc ra mắt "Metaverse-in-a-Box" để đẩy nhanh hành trình của các doanh nghiệp vào "Metaverse".

Cuối cùng là Baidu Smart Cloud chiếm 9% thị phần trong năm 2022. Baidu Smart Cloud đã cơ cấu lại hoạt động kinh doanh trên nền tảng đám mây của mình trong quý IV và chủ động loại bỏ các dự án hiệu quả thấp, điều này sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng của công ty trong ngắn hạn. Baidu đã và đang theo đuổi chiến lược kết hợp trí tuệ nhân tạo và dịch vụ đám mây.

Với việc ra mắt ChatGPT đang tạo nên làn sóng, Baidu đã ra mắt phiên bản địa phương của mô hình ChatGPT vào tháng 3/2023. Trong tương lai, Baidu Smart Cloud có thể sẽ sử dụng điều này như một đề xuất giá trị độc đáo để thu hút các doanh nghiệp tham gia Baidu Smart Cloud, tương tự như việc tích hợp OpenAI của Microsoft.


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO