Được Tạp chí Thương hiệu Toàn cầu (Global Brands Magazine) của Anh bình chọn là “Siêu ứng dụng mới tốt nhất VN năm 2021”, lần thứ ba liên tiếp chinh phục danh hiệu Tin Dùng, là 1 trong những đơn vị trẻ nhất vào top 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt giải thưởng Rồng Vàng…, có vẻ dịch bệnh không thể cản trở Gojek VN có 1 năm “bội thu” giải thưởng?
Đúng là chúng tôi đã có thêm một năm ý nghĩa tại thị trường VN. Mỗi giải thưởng là một động lực lớn để Gojek tiếp tục theo đuổi sứ mệnh của mình. Như tôi từng chia sẻ, trong một thị trường có sức cạnh tranh lớn và thay đổi liên tục, công nghệ và những giá trị doanh nghiệp (DN) theo đuổi là vũ khí quan trọng giúp Gojek đứng vững và đạt nhiều thành tựu. Chúng tôi vui vì Gojek được đánh giá cao về mặt sản phẩm cùng những tác động tích cực mang đến cho cộng đồng.
Chiến dịch GoCar Protect giúp vận chuyển miễn phí lực lượng y tế và các trang thiết bị y tế giữa lúc cao điểm dịch Covid-19 |
Bốn năm là thời gian ngắn để những DN trẻ kịp xác lập thành tựu, đặc biệt tại một thị trường lớn với tốc độ phát triển nhanh nhất nhì Đông Nam Á như VN. Covid-19 cũng đã buộc các nền kinh tế số phải nhanh chóng chuyển mình cả về chất và lượng. Sự tín nhiệm của khách hàng khẳng định chúng tôi đang đi đúng hướng, các sản phẩm của Gojek đang phục vụ tốt nhu cầu của người dân VN.
Gojek VN còn được ghi nhận bởi mô hình “Tạo ra giá trị chia sẻ” (Creating Shared Value - CSV). Khác với cách kinh doanh truyền thống, DN áp dụng CSV quan tâm nhiều hơn đến những giá trị có thể chia sẻ với cộng đồng và các bên có liên quan, trước khi thiết lập các mục tiêu lợi nhuận và thị phần. Đây cũng là mục tiêu lớn nhất mà Gojek đang theo đuổi.
Tôi tưởng mục tiêu lớn nhất của hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả DN, phải là lợi nhuận chứ? Bởi nếu không có lợi nhuận thì cũng không có nguồn lực để thực hiện những công tác xã hội?
Tất nhiên, đã kinh doanh thì phải hướng tới lợi nhuận. Song, để một DN có thể phát triển lâu dài, thì ngoài kết quả hoạt động kinh doanh không thể thiếu những tác động tích cực mà DN tạo ra với môi trường xung quanh. Đặc biệt trong những năm đầu, là giai đoạn của sự đầu tư lớn, chúng tôi không hướng tới đạt được lợi nhuận bằng mọi giá. Để phát triển bền vững, chúng tôi phải tạo ra những giá trị lớn hơn: đó là cơ hội thu nhập chân chính và cộng đồng cho các bác tài, doanh thu của các nhà hàng, sự hài lòng của khách hàng và sự nâng cấp về chất lượng dịch vụ của cả hệ sinh thái của Gojek.
Gojek theo đuổi mô hình CSV từ những ngày đầu, khi ra đời ở Indonesia năm 2010 và hoạt động ở VN năm 2018. Khi chứng kiến các bác tài xe ôm truyền thống ngồi ở các ngã tư chờ khách trong khi khách hàng không tìm được xe vào thời điểm cần di chuyển, Gojek biết rõ công nghệ có thể giải quyết bài toán này. Gojek đã tạo ra một tổng đài kết nối giữa tài xế và hành khách, sau này trở thành một ứng dụng gọi xe công nghệ.
Một trong những buổi học của chương trình “Để không ai bị bỏ lại phía sau” |
Với CSV, Gojek tìm cách tạo ra những tác động tích cực cho các đối tác thông qua các dịch vụ của mình. Những tác động tích cực này cũng giúp Gojek phát triển. Có thể nói CSV chính là một mô hình Win-Win các bên cùng thắng, tạo ra giá trị kinh tế bền vững với DN, hệ sinh thái của DN, và cộng đồng.
\n
CSV sẽ tiếp tục trở thành “kim chỉ nam” của Gojek trên con đường mang lại những giá trị mới sâu rộng hơn cho thị trường Việt Nam.
Ông Phùng Tuấn Đức, Tổng giám đốc Gojek VN
Cụ thể tại thị trường VN, các đối tác của Gojek đã được hưởng lợi như thế nào?
Tác động dễ nhận thấy nhất chính là việc tạo ra cơ hội thu nhập cho các đối tác tài xế, giúp họ tiếp cận công nghệ và cách làm dịch vụ chuyên nghiệp, đồng thời nâng cao tính hiệu quả, minh bạch, an toàn khi kết nối người dân có nhu cầu với các đối tác tài xế. Cảm giác “thuộc về một cộng đồng” cũng là điều các đối tác cảm nhận qua những sáng kiến của Gojek. Khi tập đoàn GoTo (công ty mẹ của Gojek) phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu, với mong muốn chia sẻ các quyền lợi từ việc IPO đến với các đối tác trong hệ sinh thái, tập đoàn đã tặng hơn 20 triệu USD cho các đối tác tài xế tại Indonesia, VN và Singapore.
Tác động thứ hai là với các nhà hàng, đặc biệt là các nhà hàng vừa và nhỏ và siêu nhỏ, chiếm hơn 90% các đối tác kinh doanh trên nền tảng đặt món trực tuyến GoFood của Gojek. GoFood mở ra cơ hội tiếp cận nền kinh tế số cho các cửa hàng kinh doanh ẩm thực, với mạng lưới khách hàng không bị bó hẹp về địa lý. Ngoài những nhà hàng lớn biết tận dụng nền tảng bán hàng trực tuyến để nâng cao doanh thu, nhóm người yếu thế cũng có cơ hội được tiếp cận các giải pháp này để cải thiện sinh kế. Chương trình “Để không ai bị bỏ lại phía sau” mà chúng tôi đã thực hiện được 2 mùa đã “số hóa” các quán ăn truyền thống và giúp gia đình các đối tác tài xế khởi nghiệp kinh doanh ăn uống trên nền tảng số. Họ được hướng dẫn mở gian hàng online trên nền tảng GoFood để tiếp cận với khách hàng mới, từ đó có thêm thu nhập để trang trải cho bản thân và gia đình.
Cuối cùng, với người tiêu dùng, chúng tôi đáp ứng các nhu cầu đi lại, gửi hàng, ăn uống hằng ngày của người dân. Họ là động lực để chúng tôi không ngừng đổi mới và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
Nếu đợt dịch đầu tiên được ví như “lửa thử vàng” thách thức nội lực của DN, thì năm 2021-2022 là năm mà các DN, đặc biệt là ngành vận tải, đối mặt rủi ro lây nhiễm và cơn bão giá lớn nhất trong lịch sử. Điều gì đã giúp Gojek không chỉ vượt bão mà còn gặt hái được nhiều thành tựu, thưa ông?
Là một nền tảng công nghệ kết nối hàng trăm nghìn người lao động với hàng triệu người dân, chúng tôi đối mặt với nhiều khó khăn khi ngành gọi xe công nghệ và các thành viên trong hệ sinh thái chịu tác động trực tiếp từ đại dịch. Những lúc khó khăn, cần tìm giải pháp cho các kế hoạch kinh doanh cũng như việc vận hành trong thời kỳ đặc biệt chưa từng có tiền lệ, Gojek lại quay về với những giá trị chúng tôi theo đuổi từ đầu - tập trung mang đến tác động xã hội.
Trong thời kỳ cao điểm của dịch bệnh, chúng tôi là hãng gọi xe công nghệ duy nhất hỗ trợ đối tác tài xế bằng tiền mặt, với tổng trị giá 4,15 tỉ đồng, và làm việc cùng với các cơ quan chức năng để tạo điều kiện cho các bác tài hoạt động nhằm duy trì chuỗi cung ứng của thành phố và tạo ra cơ hội thu nhập cho họ.
Một chiến dịch nữa mà chúng tôi tự hào là “Biệt đội GoCar - Xông pha chống dịch”, công tác triển khai nhanh chóng chỉ trong 2 tuần vào giữa thời điểm dịch bệnh căng thẳng tại TP.HCM. Xuất phát từ câu hỏi “Thành phố đang cần gì?”, chúng tôi nhận thấy nhu cầu di chuyển an toàn của các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch đang rất cấp thiết, trong khi dịch vụ vận tải gần như đóng băng. GoCar Protect đã chính thức lăn bánh để vận chuyển miễn phí lực lượng y tế và các trang thiết bị y tế.
Nói tóm lại, Gojek chỉ có thể phát triển khi các đối tác, khách hàng của mình phát triển. Quan hệ tương hỗ này tạo thành một vòng xoáy trôn ốc theo hướng đi lên, với những vòng tròn lớn là hệ sinh thái không ngừng lớn mạnh của Gojek.
Tin liên quan
- Gojek giúp các quán ăn nhỏ chuyển đổi số
- GoCar Pro - tiêu chuẩn mới của dịch vụ gọi xe ô tô công nghệ
- Gojek triển khai biển quảng cáo phát tiếng rao hàng