Không còn đơn thuần là một công cụ tìm kiếm, Google đã sáng tạo ra một công cụ vận hành đa chiều như bộ não của con người, nơi mọi người có thể tìm kiếm chính xác những gì họ cần bằng cách kết hợp hình ảnh, âm thanh, văn bản và giọng nói, giống như những gì chúng ta vẫn hay làm.
Google ngày càng nâng cao công cụ tìm kiếm của mình nhờ sức mạnh của AI |
Chỉ với những câu hỏi ngắn, Google vẫn biết được chính xác người dùng đang cần gì hoặc hiển thị những điều mà họ thấy hữu ích, từ đó cá nhân hóa việc khám phá thông tin của bản thân, giúp việc tìm kiếm trở nên tự nhiên và trực quan hơn.
Tìm Kiếm qua hình ảnh chân thực hơn
Sự ra đời của Google Ống Kính giúp người dùng có thể tìm kiếm thông qua máy ảnh hoặc hình ảnh. Google cho biết, trong mỗi tháng, 8 triệu câu hỏi được trả lời qua Google Ống Kính. Giờ đây, việc tìm kiếm qua hình ảnh trở nên tự nhiên hơn với Tìm Kiếm Đa Dữ Liệu - một cách hoàn toàn mới để ‘search’ bằng cách sử dụng đồng thời cả hình ảnh và văn bản, tương tự như cách bạn tò mò về một thứ gì đó và đặt câu hỏi với bạn bè.
Tìm Kiếm Đa Dữ Liệu mở ra một cách hoàn toàn mới để tìm kiếm bằng cách sử dụng đồng thời cả hình ảnh và văn bản chụp màn hình |
Ngoài ra, “Tìm Kiếm Đa Dữ Liệu gần tôi” cũng được phát triển như một tính năng bổ trợ, cho phép người dùng chụp ảnh một vật không quen thuộc, chẳng hạn như một món ăn hoặc một loại cây trồng, sau đó tìm thấy nó ở địa điểm gần đó, chẳng hạn như nhà hàng hoặc tiệm làm vườn. Tính năng này sẽ đưa đến Anh và Mỹ vào cuối năm nay.
Hiểu cả thế giới qua công cụ Dịch Thuật
Google cũng hiện thực hóa việc “phiên dịch” hình ảnh trên Google Ống Kính với sự tiến bộ của trí tuệ nhân tạo, hiện cho phép người dùng dịch văn bản trên hình ảnh hơn 1 tỉ lần mỗi tháng, với trên 100 ngôn ngữ khác nhau để họ có thể đọc thông tin ở mặt tiền cửa hàng, menu, bảng hiệu…
Thay vì chỉ đơn thuần che đi văn bản gốc, Google đã có thể tái tạo các điểm ảnh nhằm cho ra một hình nền khớp với nguyên bản, đặt bản phiên dịch lên phần hình nền đó để cho ra một giao diện trông tự nhiên hơn thông qua công nghệ máy học (machine learning) có tên là mạng đối nghịch tạo sinh (Generative Adversarial Networks - còn được biết đến là GANs).
Khám phá thế giới với chế độ xem đắm chìm
Google cũng đưa những cải tiến mới nhất từ công nghệ thị giác máy tính (computer vision) và mô hình dự đoán (predictive models) vào ứng dụng Bản Đồ. Cụ thể hơn, bản đồ 2D sẽ được nâng cấp thành chế độ xem đa chiều để người dùng hòa mình với không gian tưởng chừng như bản thân đang thực sự ở đó.
Chế độ xem đắm chìm trong Google Maps giúp bạn cảm nhận về một địa điểm trước cả khi bạn ghé thăm chụp màn hình |
Sau khi triển khai tính năng cập nhật tình hình giao thông trực tiếp trên Google Maps, Google cũng tạo ra một nâng cấp đáng kể khác trong việc lập bản đồ với những thông tin hữu ích như thời tiết và mức độ bận rộn của một địa điểm - với chế độ xem đắm chìm trong Google Maps.
Qua trải nghiệm mới này, người dùng có thể đưa ra cảm nhận sơ bộ về một địa điểm trước khi đến, từ đó có thể tự tin quyết định nên đi đâu, vào thời gian nào.