Hiến kế để chuyển đổi số thần tốc hơn

21/04/2022, 09:46

Là địa phương có số dân sử dụng điện thoại thông minh cao nhất cả nước, hạ tầng cáp quang, Internet băng thông rộng, hạ tầng di động 3G, 4G phủ 100% phường, xã, thị trấn… TP.HCM đặt mục tiêu nền kinh tế số đóng góp 25% trong GRDP vào năm 2025 và 40% vào năm 2030...

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, TP.HCM cần chủ động đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số hơn nữa. Trong Diễn đàn bàn tròn kỳ này, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy đã ghi lại những ý kiến đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia, doanh nghiệp đã chuyển đổi số thành công, với mong muốn hiến kế cho công cuộc chuyển đổi số tại TP.HCM nhanh và thần tốc hơn.

"Chuyển đổi số là chiến lược tất yếu, là lựa chọn duy nhất giúp doanh nghiệp Việt Nam tồn tại và hồi sinh mạnh mẽ qua đại dịch. Chuyển đổi số không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả quản trị nội bộ, mà còn mở ra những cơ hội tiếp cận khách hàng toàn cầu, rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ, sáng tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới, tăng trưởng doanh thu với các mô hình kinh doanh mới…

Là tập đoàn công nghệ hàng đầu quốc gia, bằng những thế mạnh vượt trội về hạ tầng số, an ninh số, nền tảng số, hệ sinh thái ứng dụng chuyển đổi số, VNPT đã tham gia tích cực và đạt được nhiều thành công trong hoạt động chuyển đổi số của đất nước. 

Hiện, hệ sinh thái chuyển đổi số do VNPT phát triển cho khối Chính phủ đã được triển khai tại 60/63 tỉnh, thành phố và 15 bộ, ngành. Nhiều dự án quốc gia thành công có sự tham gia chủ đạo của VNPT như: Hệ thống báo cáo quốc gia kết nối thông tin với 80 bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước với trên 500 chỉ tiêu thông tin báo cáo trực tuyến; cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang quản lý thông tin của gần 100 triệu công dân Việt Nam… 

Với vai trò của doanh nghiệp công nghệ tiên phong, dẫn dắt xây dựng và phát triển kinh tế số, nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp của VNPT hướng tới phục vụ hàng trăm ngàn doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hành trình chuyển đổi số, phát triển mạnh mẽ trên môi trường số.

Giải pháp Trung tâm điều hành thông minh IOC của VNPT nhận được sự quan tâm nhờ khả năng giám sát và điều hành thông minh tỉnh/thành phố. Đây là yếu tố cơ bản để xây dựng thành công thành phố thông minh với hạ tầng nền tảng thông minh và thế hệ công dân số thông minh. Đến nay, VNPT IOC đã có mặt tại hơn 30 tỉnh/thành phố lớn.

Với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh (SME), VNPT giới thiệu nền tảng chuyển đổi số oneSME (onesme.vn), hiện đã và đang phục vụ cho hơn 10.000 doanh nghiệp, không ngừng phát triển trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc hành trình trải nghiệm dịch vụ của SME.

Để xây dựng nền tảng bền vững của kinh tế số, VNPT đưa tới diễn đàn Hệ sinh thái tài chính số - VNPT Money cung cấp đa dạng các tiện ích thanh toán điện tử, thanh toán trên thiết bị di động giúp số hóa mọi giao dịch của nền kinh tế từ thanh toán các dịch vụ lớn như điện nước, y tế, bảo hiểm, học phí… đến các cửa hàng nhỏ lẻ như tiệm tạp hóa, cắt tóc, chợ dân sinh…"

"Một số vấn đề cốt lõi mà các chính phủ cần chú trọng trong qua trình chuyển đổi số bao gồm cơ sở hạ tầng thích hợp, giúp cho người dân có thể tiếp cận, duy trì các dịch vụ thông suốt, tăng khả năng cung cấp dịch vụ băng thông rộng và tiếp cận Internet. 

Ngoài ra, doanh nghiệp số là yếu tố quan trọng. Do đó, cần có tỷ lệ lớn doanh nghiệp sử dụng công nghệ số, mô hình kinh doanh số trong hoạt động. Hiện, Việt Nam có đội ngũ start-up đang nổi lên. Năm 2021 Việt Nam đã thu hút được hơn 1,3 tỷ USD vào lĩnh vực khởi nghiệp. Đây là một con số khá ấn tượng và TP.HCM cũng đang đi đầu trong lĩnh vực khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, các tên tuổi lớn trong ngành công nghệ như FPT, Viettel, VNPT, FSI… mang đến những giải pháp, sản phẩm chuyển đổi số có hàm lượng công nghệ 4.0, đưa ra những định hướng, đề xuất hợp tác về chuyển đổi số phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tiễn. Đáng nói là các giải pháp do chính người Việt phát triển, có thể được áp dụng thực tiễn ngay.

Tuy nhiên, nếu xem xét trên phương diện toàn quốc thì tỷ lệ trung bình doanh nghiệp hoạt động trên nền tảng số hóa còn thấp hơn các nước khác trong khu vực. Do đó, cần phải đẩy mạnh số hóa nhanh và nhiều hơn nữa trong thời gian tới và phổ biến cho người dân về việc thực hiện số hóa.

Về dịch vụ tài chính số, Chính phủ đang rất nỗ lực để nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ này cho khách hàng. Tuy nhiên, trong tương lai, cần phải tính tới hệ sinh thái lành mạnh, triển khai mô hình thử nghiệm (sandbox) cho các công nghệ FinTech, và mở rộng sau khi thấy mô hình có hiệu quả.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, xây dựng niềm tin, sự an tâm, bảo đảm bảo mật, an ninh mạng cho người sử dụng. Chương trình chuyển đổi số quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng (GCI). Đồng thời, Việt Nam có thể cải thiện khả năng kết nối ở những địa phương còn nghèo, chưa phát triển trên nguyên tắc không để ai rớt lại phía sau".

"Gojek là công ty công nghệ tiên phong của mô hình Super App (siêu ứng dụng), hiện đang kết nối hơn 25 triệu người dùng với 2 triệu đối tác tài xế, 500.000 đối tác nhà hàng và hơn 60.000 nhà cung cấp dịch vụ tại hơn 200 thành phố. Tính trung bình hệ thống dữ liệu của Gojek xử lý khoảng 35 đơn đặt hàng mỗi giây. Điều này sẽ khó thực hiện được nếu không thúc đẩy chuyển đổi số.

Chuyển đổi số cho phép Gojek khai thác dữ liệu hành vi và giao dịch khổng lồ rồi chuyển hóa dữ liệu từ dạng thô thành những kiến thức và hiểu biết sâu sắc về khách hàng, đối tác. Đồng thời, để thật sự khai thác triệt để các customer insight này, Gojek đã thay đổi cách tư duy và tổ chức vận hành xoay quanh tiêu chí “insight-to-action” (từ dữ liệu đến hành động), từ đó tận dụng sức mạnh công nghệ phục vụ cho việc quyết định các ưu tiên trong giải quyết vấn đề của khách hàng, đối tác, cũng như phát triển hệ sinh thái.

Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế số ở Việt Nam phát triển rất nhanh. Đặc biệt giai đoạn dịch Covid-19 trong 2 năm vừa qua, người dùng Việt đã quen dần với các dịch vụ dựa trên nền tảng số. Đây vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức rất lớn. Điều này dễ dàng thấy trong giai đoạn Covid-19 khi toàn thành phố thực hiện giãn cách. Gần như các hoạt động vận chuyển, giao nhận, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, tê liệt và chỉ có những doanh nghiệp vận hành trên nền tảng công nghệ hiện đại mới có khả năng đáp ứng và vượt qua khó khăn.

Chuyển đổi số suy cho cùng không chỉ gói gọn trong việc đầu tư công nghệ IT mà doanh nghiệp muốn chuyển đổi số thành công thì phải có sự thay đổi rất lớn: văn hóa, tư duy trong toàn bộ doanh nghiệp, khai thác, phân tích dữ liệu và quản trị các nguồn lực… mang lại các giải pháp phục vụ người dùng, tạo ra giá trị cho họ.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần hướng đến giá trị bền vững là phát triển hệ sinh thái. Tại Việt Nam, hệ sinh thái của Gojek có hàng trăm nghìn đối tác tài xế, hàng chục nghìn nhà hàng, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ… Trong số đó, trước khi trở thành đối tác của Gojek có người chưa có tài khoản ngân hàng, chưa dùng smartphone. Cho đến hôm nay, những đối tác này đã có tài khoản ngân hàng, sử dụng smartphone, tiếp cận các dịch vụ trong nền kinh tế số một cách dễ dàng. Chủ trương của Chính phủ là “Không để ai bị bỏ lại phía sau” và đó cũng là tinh thần của Gojek". 

"Với lợi thế dân số trẻ và lượng người dùng smartphone kết nối internet lớn, Việt Nam đang trong giai đoạn bùng nổ phát triển thương mại điện tử và ngành này được xem là “mũi nhọn phục hồi kinh tế” của Việt Nam hậu Covid-19. Việt Nam dần mở cửa và quen thuộc với cuộc sống bình thường mới, số lượng đơn hàng thông qua các sàn thương mại điện tử không ngừng gia tăng. Đồng thời, có hàng trăm ngàn người bán hàng online mới gia nhập thị trường thông qua các tính năng bán hàng trên nền tảng mạng xã hội nổi tiếng như TikTok Shop, Instagram Reels, Zalo Shop… khiến thị trường dịch vụ hậu cần thương mại điện tử (e-logistics) thực sự bùng nổ.

Trong năm 2022 tại Việt Nam, Ninja Van tiếp tục đầu tư công nghệ để phát triển những mảng dịch vụ mới như: Ninja Direct cung cấp dịch vụ thông quan hải quan, chuỗi cung ứng tài chính và vận chuyển cho các khách hàng doanh nghiệp; Ninja Retail nhượng quyền kinh doanh bưu cục và đây là xu hướng mới cần thiết để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp; Ninja Mart chuyên nghiệp và số hóa mô hình tạp hóa truyền thống… 

Riêng về mảng vận chuyển, mục tiêu của Ninja Van là mở rộng số lượng bưu cục lên đến 1.000 điểm trên toàn quốc, tuyển gấp đôi số lượng tài xế, xây thêm kho hàng nhằm rút ngắn thời gian, khoảng cách để phục vụ tốt hơn cho cả người bán hàng lẫn người mua hàng.

Đặc biệt về hỗ trợ doanh nghiệp, Ninja Van hiểu và đồng cảm với khó khăn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) cũng như người mới bán với lượng đơn siêu nhỏ, khách cá nhân. Ninja Van cung cấp nhiều phương thức hỗ trợ như: mở rộng mạng lưới bưu cục, tăng tài xế giao nhận, hẹn giờ lấy hàng để tăng độ chủ động... Mục tiêu của Ninja Van là mang lại trải nghiệm giao hàng vượt trội, hỗ trợ shop bán lẻ, SMEs đặc biệt là doanh nghiệp siêu nhỏ".

"Nền kinh tế tuần hoàn là một chu trình khép kín, các chất thải được tái sử dụng, trở thành nguyên liệu cho sản xuất, từ đó giảm mọi tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Và kinh tế số, ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số là thành tố quan trọng trong nền kinh tế tuần hoàn. Một nền kinh tế vòng tròn thực sự sẽ không có chất thải, nghĩa là không có gì bị vứt bỏ. Về cơ bản, đó là một cách thông minh hơn để sử dụng các tài nguyên mà chúng ta có. 

Trong đó, quản trị tri thức đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi hiệu quả nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn. Khả năng nắm bắt, sáng tạo và chia sẻ tri thức trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp xanh và tạo ra các cơ hội việc làm mới trong nền kinh tế tuần hoàn. Trong quá trình sử dụng, tái sử dụng để đạt được hiệu quả thì bắt buộc phải dùng công nghệ số quản lý.

Do đó, chuyển đổi số là yếu tố quan trọng đóng góp vào quá trình vận hành của mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua việc theo dõi và kiểm soát lưu lượng của nguồn nguyên vật liệu, quá trình sản xuất và thành phẩm, quản lý vòng đời sản phẩm; xây dựng một hệ thống dữ liệu lành mạnh giúp cho hoạt động quản lý và hỗ trợ con người đưa ra quyết định trong các giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chuyển đổi số nói chung và ứng dụng công nghệ nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn. Các giải pháp thông minh đã hỗ trợ cho việc giảm thiểu tiêu thụ năng lượng, kiểm soát lộ trình giao vận và tăng năng suất hoạt động của tổ chức.

Các nước phát triển trên thế giới đã tích cực chuyển dịch sang nền kinh tế tuần hoàn để hướng đến một tương lai bền vững, giải quyết các vấn đề nan giải về môi trường như ô nhiễm, khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên cũnhư thúc đẩy hiệu quả và21/04/2022 08:00năng suất cho hoạt động sản xuất-kinh doanh.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), lần đầu tiên Việt Nam cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính để đạt mức phát thải ròng bằng “0” (gọi tắt là Net Zero) vào năm 2050.

Có thể thấy, Việt Nam đang từng bước tiếp cận với các xu thế phát triển của thế giới. Điều này vừa mở ra cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Trong các mô hình đô thị thông minh, việc quản trị các nguồn tài nguyên và đưa vào sử dụng một cách hiệu quả đòi hỏi phải ứng dụng kỹ thuật số như quản lý nguồn nước, điện tiêu thụ, các nguồn năng lượng tái tạo…".

VnEconomy 21/04/2022 08:00

Nổi bật Sống xanh
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO