Doanh nghiệp sản xuất khó khăn trong lựa chọn "con đường" chuyển đổi số

17/11/2022, 09:31

Doanh nghiệp sản xuất gặp khá nhiều khó khăn trong hành trình lựa chọn con đường chuyển đổi số phù hợp với mô hình doanh nghiệp của mình. Họ loay hoay trong cân nhắc nên đưa toàn bộ hoạt động lên môi trường số, hay chỉ ưu tiên một vài công đoạn...

Tại diễn đàn “Hệ sinh thái chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất – Xu hướng và chiến lược thực thi trong môi trường công nghệ 4.0”, các chuyên gia đầu ngành trong chuyển đổi số cho rằng, mức độ cạnh tranh của một doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến khả năng quản lý các quy trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

THIẾU NHỮNG GIẢI PHÁP CHO PHÉP TÙY CHỈNH LINH HOẠT

Theo một nghiên cứu của McKinsey, các công ty trước đây sống trung bình hơn 60 năm thì nay chỉ sống dưới 20 năm. Khi sự cạnh tranh tiếp tục gia tăng, các công ty càng khó tồn tại trong một thị trường ngày càng bão hòa.

Muốn tồn tại, doanh nghiệp phải áp dụng kỹ thuật số hóa như một phần cơ bản cốt lõi của họ. Chuyển đổi số trong ngành sản xuất từ chỗ là một lựa chọn có thể mang lại cho các công ty lợi thế cạnh tranh thì nay trở thành một điều thiết yếu để tồn tại trong bối cảnh công nghiệp 4.0.

Song thực tế cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp sản xuất đang gặp nhiều khó khăn trong hành trình lựa chọn con đường chuyển đổi số phù hợp với mô hình doanh nghiệp của mình. 

Ông Alexander Evchenko, CEO Công ty 1C Việt Nam (đơn vị tổ chức diễn đàn), chỉ ra những thách thức trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp sản xuất hiện nay.

Đó là việc thiếu những giải pháp cho phép tùy chỉnh linh hoạt là nguyên nhân của những rào cản trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Các giải pháp này thường không thể hoặc rất khó để mở rộng và tùy chỉnh theo nhu cầu của công ty.

Điều này có nghĩa là phần mềm không thể đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt vòng đời kinh doanh, đặc biệt là khi doanh nghiệp muốn phát triển và mở rộng, do đó có thể tốn thời gian và không hiệu quả về chi phí.

Ngoài ra, khi nói đến việc lập trình riêng một phần mềm dành riêng cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể gặp phải nhiều vấn đề kỹ thuật và chi phí, có thể làm chậm quá trình và dẫn đến thất bại trong việc khởi chạy, triển khai và kết hợp phần mềm vào cấu trúc kinh doanh đã tồn tại.

Hơn nữa, các phần mềm truyền thống với thiết kế mã nguồn mở có thể tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ dữ liệu và tạo ra các lỗ hổng bảo mật. Đây là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp, vì chúng ta đều biết dữ liệu có giá trị như thế nào trong kỷ nguyên số. Một số giải pháp hiện có trên thị trường được thiết kế với chức năng cố định, đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi quy trình làm việc hiện có để phù hợp với quy trình vận hành của phần mềm.  

CẦN MỘT HỆ SINH THÁI TOÀN DIỆN

Theo các chuyên gia, năm 2023 sẽ là một năm đầy khác biệt, áp lực lạm phát, những khó khăn trong chuỗi cung ứng và niềm tin của người tiêu dùng suy giảm đều đang châm ngòi cho ngọn lửa này.

Bởi vậy các doanh nghiệp có xu hướng thay đổi quan điểm từ chuyển đổi tập trung vào tăng trưởng sang tiết kiệm chi phí. Xu hướng chuyển đổi số sẽ được thúc đẩy bởi điều đó. Chuyển từ cạnh tranh công nghệ sang cạnh tranh về dịch vụ hệ sinh thái, nền công nghiệp 4.0 và máy học… là một trong những xu hướng chuyển đổi số trong năm 2023.

Ông Lưu Nhật Quang, phụ trách Quản lý sản phẩm tại 1C Việt Nam nhấn mạnh về 3 xu hướng trong giai đoạn chuyển đổi số từ 2019 – 2023 sẽ đóng vai trò quan trọng nếu doanh nghiệp muốn chuyển đổi số thành công. Đó là mở rộng hạ tầng kỹ thuật số, sử dụng mô hình tự động hóa cho sản xuất và áp dụng các công nghệ mới để kinh doanh hiệu quả hơn.

Đặc biệt, trong kỷ nguyên số, chiến lược chọn nhà cung cấp với một hệ sinh thái chuyển đổi số sẽ giúp cho các doanh nghiệp có một mô hình chuyển đổi cần thiết.

Đơn cử như hệ sinh thái chuyển đổi số 1C Việt Nam. Đây là một hệ sinh thái “toàn diện”, gồm hệ sinh thái nội bộ, có thể tích hợp hệ thống giải pháp của 1C và hệ sinh thái đối tác.

Nền tảng 1C:Enterprise cho phép tùy chỉnh quyền truy cập riêng biệt cho từng bộ phận, từng phòng ban và từng cá nhân một cách rõ ràng với mức độ bảo mật và chính xác cao.

Các doanh nghiệp có yêu cầu bảo mật dữ liệu cao có thể tùy chọn triển khai phần mềm trên trung tâm kiểm soát tại chỗ, để đảm bảo tất cả dữ liệu chỉ được lưu trữ trong mạng nội bộ của công ty.

Nền tảng này được ứng dụng trong một nhà sản xuất và thương mại giày dép cho thấy, khi tất cả dữ liệu được liên kết đầy đủ và chi tiết giữa các bộ phận, tỷ lệ sai sót trên các đơn hàng sản xuất giảm xuống còn 0%, từ đó bộ phận sản xuất luôn trong tình trạng sản xuất đầy đủ, dẫn đến khối lượng sản xuất tăng 32%. Kế hoạch sản xuất được phân bổ rõ ràng, tận dụng tối đa tài nguyên máy móc, giảm 22% thời gian ngừng hoạt động của thiết bị.

Là doanh nghiệp áp dụng thành công giải pháp 1C: Company management vào sản xuất tại Fujiton (công ty thành viên của TONMAT Group), ông Trần Văn Sơn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn TONMAT chia sẻ: “Chuyển đổi số không mới nhưng đến giờ phút này nhiều doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp sản xuất nói riêng chưa thành công. Với hệ sinh thái toàn diện như 1C thì dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, ở giai đoạn nào của quá trình chuyển đổi số, 1C cũng đều có các giải pháp phù hợp, tương thích”.

Nổi bật Sống xanh
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO