Đã thấy Obama sỉ nhục thậm tệ Trump? Bạn chỉ là một nạn nhân của 'deepfake'

03/02/2022, 09:54

Công nghệ “deepfake” (một kỹ thuật cho phép tổng hợp hình ảnh con người dựa trên trí tuệ nhân tạo) đã quá tiến bộ trong những năm gần đây, khiến đặt ra câu hỏi liệu điều gì sẽ xảy ra nếu có người sử dụng công nghệ này cho mục đích xấu.

Barack Obama xúc phạm Donald Trump?

Vladimir Putin phát biểu về sự chia rẽ ở Mỹ?

Leonardo DiCaprio quảng cáo cho một loại nước tăng lực ở trung tâm Moscow?

Các video trên có một điểm chung: chúng đều là sản phẩm của công nghệ deepfake. Tạm dịch là "giả sâu", công nghệ này cho phép tổng hợp hình ảnh con người dựa trên trí tuệ nhân tạo.

Theo tờ The Independent trích dẫn một nghiên cứu của của Đại học Oxford và Đại học Brown thực hiện, hầu như hiện tại người xem không thể phân biệt được video deepfake với video thật, kể cả khi đã được cảnh báo trước khi xem.

Một nhóm tình nguyện viên tham gia cho nghiên cứu này đã xem 5 video thật và một nhóm khác xem 4 video thực kèm theo 1 video sử dụng công nghệ deepfake. Sau đó họ được yêu cầu xác định video là video đã qua sử dụng công nghệ deepfake.

Công nghệ deepfake gây ra mối lo ngại về việc tội phạm sẽ tạo ra các video giả với mục đích xấu. ẢNH: TECHSIGNIN

Trong số những người đã được báo trước rằng có 1 video sử dụng công nghệ deepfake, chỉ có 20% xác định được đúng video giả. Nếu không được báo trước, chỉ có 10% người xem xác định được video giả.

Nhưng ngay cả khi được báo trước thì vẫn có đến 70% người xem không thể phân biệt video thật hay giả.

Các nhà khoa học cho biết những người lớn tuổi trong cuộc khảo sát cho thể nhận ra được video giả tốt hơn.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra sự nguy hiểm của deepfake, khi mọi người sẽ bắt đầu mất niềm tin vào các video trực tuyến, kể cả những video thật.

Các chuyên gia từ lâu đã cảnh báo rằng công nghệ tạo dựng video này là công cụ cực kì hữu dụng cho những kẻ muốn làm sai lệch các thông tin và truyền bá thông tin thất thiệt.

Theo một nghiên cứu của Đại học New York (Mỹ) và Đại học Grenoble Alpes (Pháp) thì những tin giả thu hút được chú ý trên Facebook hơn là tin thật.

Nhiều báo cáo cho biết deepfake đã được sử dụng để tống tiền, khi tội phạm tạo nên các video chứa những "cảnh nóng" giả tạo của nạn nhân, sau đó đe dọa sẽ đăng các video lên mạng nếu chúng không nhận được tiền.

Nổi bật Sống xanh
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO