Ngày 1/5, Geoffrey Hinton, một nhà khoa lỗi lạc người Anh đã đưa ra phát ngôn giáng thẳng vào các nhà nghiên cứu và tập đoàn hiện đang bị ám ảnh bởi trí tuệ nhân tạo hoặc AI (thường được biết đến là máy học). Ông sẽ rời Google, nơi ông đã đóng góp rất nhiều thành tựu vào ngành máy học trong 10 năm qua. Bởi lẽ, ông không muốn bị gò bó khi chia sẻ về những quan ngại của bản thân về hướng phát triển của công nghệ, thứ mà cá nhân ông đã đóng một vai trò tiên phong trong việc thành lập.
Hình nhân AI từ phim Ex Machina (2014). Công nghệ này từ lâu đã xuất hiện trong các bộ phim Hollywood nhưng ngày càng trở nên thực tế. Ảnh: TCD/Prod.DB/Alamy |
Ngành công nghiệp công nghệ giống như một con thú hoang, rất to lớn, rất dễ bị kích động và đôi khi dễ bị ảnh hưởng bởi những cơn “phấn khích phi lý”, tức là sự hỗn loạn. Một blogger trẻ có tiếng, đồng thời cũng là một nhà phê bình, Molly White, đề cập đến một ví dụ về vấn đề này liên quan đến tiền số hóa và viễn cảnh tương lai của Internet hay còn được biết đến là “Web3”. Anh cho rằng, sự xuất hiện của những công nghệ trên như “đổ thêm dầu vào lửa” lên hành tinh vốn đã hỗn loạn của con người.
Nhân loại hiện đang chịu ảnh hưởng của một cơn phấn khích khác do “AI tạo sinh” – các chatbot, mô hình ngôn ngữ lớn (LLMS) và những hiện vật kỳ lạ xuất hiện do việc triển khai máy học trên quy mô lớn – việc mà ngành công nghiệp hiện coi là tương lai mà họ đang tích cực xây dựng.
Nhà tiên phong về trí tuệ nhân tạo Geoffrey Hinton đã rời Google, một phần để bày tỏ mối quan ngại của ông về công nghệ này. Ảnh: Sarah Lee/The Guardian |
Gần đây, hơn 27.000 người, bao gồm những người am hiểu công nghệ, cảm thấy lo ngại về sự lao dốc điên cuồng hướng đến một thế giới loạn lạc dưới sự điều khiển của máy móc đến mức họ đã nộp đơn kêu gọi tạm dừng kéo dài 6 tháng đối với công nghệ này. Nội dung của lá đơn cho biết: “AI tiên tiến có thể đại diện sự thay đổi sâu sắc trong lịch sử của sự sống trên Trái Đất và cần được lên kế hoạch dưới sự quản lý chặt chẽ với nguồn lực tương xứng”. Tuy nhiên, những gã khổng lồ công nghệ, vốn có lịch sử lâu đời thờ ơ với nhu cầu của xã hội, đã đánh hơi thấy cơ hội mới để thống trị thế giới và sẽ không để một nhóm trí thức lo lắng cản đường họ.
Do đó, những phát ngôn của Hinton là rất quan trọng, Bởi lẽ, nghiên cứu của ông đã tháo xích “con thú” công nghệ mà vốn bị giam cầm khỏi thế giới này được tung hoành, bất kể điều đó có tốt hay xấu. Chính vì vậy, đây là lúc mà con người nên cảnh tỉnh để cân nhắc đến vấn đề này.
Trong thời gian làm việc tại Google, Hinton khá kín tiếng về mối nguy hiểm mà công nghệ này có thể dẫn đến một tương lai đen tối. Mãi cho đến thời điểm hiện tại, ông mới nhận ra cuộc khủng hoảng này đến sớm hơn những gì đã suy tính. Do đó, trong lúc còn nghiên cứu về thứ công nghệ này, ông không hề suy xét đến hậu quả mà công trình của ông đem lại.
Nhưng khi không làm việc cho công ty cũ nữa, ông lại càng quan ngại hơn. Trong một cuộc phỏng vấn, ông chia sẻ rằng, mối lo ngại nằm ở việc thứ máy móc này ngày càng học hỏi được nhiều thứ, nhanh hơn và mạnh hơn con người. Chúng sử dụng thuật toán lan truyền ngược để học và đương nhiên nó nhanh hơn và hiệu quả hơn cách mà con người tiếp thu kiến thức. Đáng sợ hơn, khi sự tồn tại của máy tính kỹ thuật số là công cụ giúp chúng học rất nhanh và có thể 'dạy' lại cho nhau ngay lập tức. Giống như con người nhưng có thể chuyển tiếp kiến thức vào đầu người khác ngay lập tức.
Tuy nhiên, điều mà Hinton thực sự quan ngại là thứ công nghệ mạnh mẽ đó lại nằm trong tay của một số tập đoàn lớn. Trước đó, Hilton đã nói với Metz – nhà báo của tờ Times rằng Google là một người quản lý thích hợp cho công nghệ và đảm bảo không phát hành thứ gì đó có thể gây hại. Nhưng giờ đây, khi Microsoft tích hợp chatbot vào công cụ tìm kiếm Bing của họ, đưa ra lời thách thức tới Google về công nghệ họ vẫn đang phát triển. Điều này tạo ra một vòng xoáy vô cực cuốn các gã khổng lồ công nghệ vào thứ gọi là AI.
Thật vậy, trí tuệ nhân tạo hiện nay vẫn đang là một vùng đất thô, nếu như cố chấp phát triển thì sẽ dẫn đến viễn cảnh đáng quan ngại mà Hilton đã đề cập tới. Do đó, cần phải tiếp tục kiểm soát thứ công nghệ này đến khi làm chủ chúng hoàn toàn.
Hoàng Hiệp
Theo The Guardian