19 Sở TT&TT các tỉnh thành phía Nam khẩn trương xây dựng kế hoạch tiêu thụ nông sản địa phương trên sàn TMĐT

31/07/2021, 10:49

19 Sở TT&TT các tỉnh thành phía Nam đang bị giãn cách xã hội phải tham mưu cho lãnh đạo tỉnh mở hai luồng xanh: Luồng xanh dành cho thu hoạch, tiêu thụ nông sản và Luồng xanh cung cấp hàng hóa thiết yếu cho người dân, trong đó có tạo điều kiện cho bưu tá và shipper thực hiện việc giao hàng một cách có kiểm soát. Đồng thời, phải có phương án cụ thể về việc tiêu thụ từng loại nông sản của từng tỉnh trên hai sàn TMĐT Postmart và Voso. Đây là những nhiệm vụ trọng tâm, chủ đạo của các Sở TT&TT trong

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn tại cuộc họp với lãnh đạo các Sở TT&TT 19 tỉnh phía Nam và hai doanh nghiệp Bưu chính VNPost và Viettel Post về hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Cùng tham dự có dại diện Bộ Công thương, lãnh đạo 19 Sở TT&TT các tỉnh phía Nam, đại diện VNPost, Viettel Post và đại diện các Cục, Vụ liên quan của Bộ TT&TT. 

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn nhận định, dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp, tốc độ lây lan nhanh chóng tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam. Đại dịch Covid-19 đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu, ảnh hưởng  đến cuộc sống của người dân.

 20210730-pg9.jpg

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn chủ trì phiên họp

Trong cuộc họp mới đây với Bộ Công thương, Bộ TT&TT đã đề xuất cho phép đội ngũ nhân viên giao hàng (shipper) duy trì hoạt động tại các tỉnh, thành đang giãn cách với điều kiện phải có doanh nghiệp quản lý và chịu trách nhiệm về phòng dịch. Đây là một trong những giải pháp nhằm giải quyết khó khăn trong hoạt động vận chuyển cung ứng hàng hóa thiết yếu. Đề xuất này đã được tiếp thu. TP.HCM cho phép đội ngũ shipper vận chuyển hàng hóa thiết yếu được di chuyển liên quận, huyện và TP Thủ Đức. Hà Nội đã cho phép các shipper được phép hoạt động sau khi đã đăng ký với Sở GTVT để được cấp mã xác nhận.

Thứ trưởng cho biết, sáng nay tại TPHCM, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo về vấn đề này rất rõ ràng: “TPHCM phải chủ động hơn nữa trong việc cấp thẻ cho các đối tượng để đưa hàng hóa, vật tư các loại, cấp cứu một cách chủ động, không được để bị động, trong đó có taxi, shipper. Giãn cách theo Chỉ thị 16 thì phải lo được đời sống của nhân dân, không được để dân thiếu đói”.

Mới đây, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định 1034 và 1035 phê duyệt kế hoạch Kế hoạch bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu của doanh nghiệp bưu chính lớn tại các tỉnh, thành phố trực thuộc TW đang thực hiện giãn cách xã hội và Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn”.

20210730-pg10DT.jpg

Đại diện lãnh đạo Sở TT&TT Đồng Tháp 

Trên cơ sở những kế hoạch này, Thứ trưởng chỉ đạo các Sở TT&TT 19 tỉnh thành phía Nam khẩn trương xây dựng và triển khai chương trình hành động cụ thể nhằm triển khai hai Quyết định của Bộ TT&TT, trình lên UBND tỉnh phê duyệt và phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương và Sở NN&PTNT để cùng triển khai. 

Tại các tỉnh thành miền Nam, rất nhiều loại nông sản đang vào vụ thu hoạch từ bây giờ cho đến cuối năm. Đồng Tháp có khoai lang, nhãn, mít; Long An thì có chanh dây, thanh long, dưa lưới, rau má; Kiên Giang có lúa, gừng, khoai lang, chuối…

Nghe báo cáo về các loại nông sản của từng tỉnh cần phải được tiêu thụ, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn khẳng định, Bộ TT&TT sẵn sàng đóng vai trò là một mắt xích trong chuỗi cung ứng vận chuyển, lưu thông, tiêu thụ hàng nông sản, đặc biệt là hỗ trợ các hộ SXNN đưa nông sản lên các sàn TMĐT. Tuy nhiên, các Sở TT&TT tại các địa phương cũng phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, chủ đạo của mình trong thời điểm đại dịch hiện nay. Phối hợp với Sở Công thương và Sở NN&PTNT, Sở TT&TT phải nghiên cứu kỹ, đưa ra phương án cụ thể về sản lượng từng loại nông sản cần phải tiêu thụ của địa phương mình và làm việc với hai DN Bưu chính lớn - chủ sở hữu hai sàn TMĐT Postmart và Voso để xem khả năng tiêu thụ từng loại nông sản trên các sàn. 

Thứ trưởng cũng chỉ ra những kinh nghiệm hay của tỉnh Bắc Giang trong thời điểm dịch bệnh diễn ra phức tạp vẫn bảo đảm thực hiện mục tiêu kép: Vừa kiểm soát dịch, giãn cách theo Chỉ thị 16, vừa tạo luồng xanh hỗ trợ tiêu thụ vải thiều. Theo đó, người nông dân vẫn thu hoạch vải bình thường, thương lái vẫn được vào thu mua, đảm bảo luồng vận chuyển ra vào vùng trồng vải và đẩy mạnh kênh tiêu thụ online. Thông qua sự hỗ trợ của Bộ TT&TT, Bắc Giang đã tiêu thụ được hơn 8.000 tấn vải thiếu trên hai sàn TMĐT, đạt doanh thu gần 250 tỷ đồng, ngoài ra còn xuất khẩu nông sản theo mô hình TMĐT xuyên biên giới, với hơn 300 tấn vải được xuất sang một số nước châu Âu. “Bắc Giang có thể làm tốt khâu tiêu thụ nông sản của mình trong đại dịch thì các tỉnh khác cũng có thể làm được. Tiêu thụ nông sản trong đại dịch quan trọng không kém gì chống dịch”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Đối với hai DN Bưu chính VNPost và Viettel Post, Thứ trưởng chỉ đạo hai doanh nghiệp này cần phối hợp chặt chẽ với Sở TT&TT 19 tỉnh thành lên kế hoạch cụ thể về việc tiêu thụ nông sản tại các tỉnh này, từ quy cách đóng gói, vận chuyển, hỗ trợ bà con lên sàn TMĐT …. Các kế hoạch này phải được trình lên Lãnh đạo Bộ TT&TT phê duyệt vào sáng thứ hai tuần tới, Thứ trưởng chỉ đạo.


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO